Thứ Bảy, 4 tháng 11, 2017

Béo phì ở trẻ- mẹ nên làm sao?

Hiện nay bệnh béo phì đang tăng đáng kể ở trẻ em.Đi kèm với nó là rất nhiều căn bệnh phát sinh ra sau khi mắc chứng béo phì điều này gây rất nhiều hệ quả cho tương lai sau này của bé. Vậy, bé bị béo phì, mẹ phải làm sao? Cùng chăm sóc bé yêu đi tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng tránh để bé phát triển khỏe mạnh nhất.

1. Nguyên nhân dẫn đến béo phì từ đâu?

Béo phì ở trẻ nhỏ hiện nay là căn bệnh khá phổ biến. Có rất nhiều nguyên nhân chính căn bệnh này mà mẹ cần biết
* Bé bị béo phì do chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống không khoa học và chưa hợp lí là một trong những nguyên nhân trực tiếp gây lên tình trạng này của trẻ. Bữa ăn trong gia đình quá nhiều dưỡng chất mà không được phân bổ hợp lí. Các thực phẩm chứa lượng mỡ cao như thức uống có gas, đồ ăn nhanh, đồ ăn được chế biến sẵn..nếu được ăn thường xuyên sẽ gây đến tích tụ mỡ mà dẫn đến béo phì.
* Béo phì nguyên nhân do gen di truyền : béo phì ở trẻ nguyên nhân xuất phát từ di truyền ở bố mẹ. Nghiên cứu chỉ ra rằng, trẻ em có nguy cơ mắc béo phì cao hơn 4 lần nếu có bố hoặc mẹ đang mắc bệnh béo phì, và cao gấp 8 lần nếu cả bố và mẹ cùng bị chứng bệnh này.

* Nguyên nhân béo phì do lười vận động:.Các thiết bị công nghệ phát triển, thay vì các hoạt động ngoài trời gần gũi với thiên nhiên, phần lớn trẻ em lại dành thời gian trong nhà,xem tivi, chơi game, dẫn đến khả năng vận động của các em bị thuyên giảm. lượng mỡ thừa trong cơ thể không có cơ hội giải phóng ra bên ngoài trong khi năng lượng hấp thụ vào liên tục.



2. Tác hại mà béo phì để lại là gì?

* Mất cân bằng trong cuộc sống : Đây là một trong những hậu quả đầu tiên trẻ gặp phải. Khi cơ thể quá khổ , trẻ sẽ cảm thấy nặng nề, đặc biệt trong những ngày thời tiết nóng trẻ ngại ra mồ hôi dẫn đến lười vận động. Một vòng tròn luẩn quẩn càng làm bệnh béo phì ở trẻ trở nên nghiêm trọng.
* Ảnh hưởng đến học tập : Trẻ mắc bệnh béo phì thường cảm thấy nặng nhọc, chậm chạp hơn trong việc học tập và tiếp thu kiến thức. Với cơ thể của mình cũng tạo cho trẻ cảm giác chán nản, mệt mỏi, không tập trung vào học tập, dẫn đến kết quả không được cao so với những em khác.
* Có nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm : Bệnh béo phì ở trẻ về lâu dài sẽ kéo theo rất nhiều các bệnh nguy hiểm khác như tiểu đường, tim mạch, nội tiết, ung thư,...



3. Làm sao để phát hiện trẻ bị béo phì?


Cha mẹ thường xuyên theo dõi, giám sát đường cong đồ thị biểu diễn các chỉ số cơ thể (indice corporelle) của cơ thể. Chỉ số cơ thể (c.s.c.t) được đo bằng tỷ số:
C.s.c.t = cân nặng (tính bằng kg) / [chiều cao (tính bằng M)]2



Đồ thị ghi sự biến đổi của các chỉ số cơ thể của trẻ phải được ghi lại theo thời gian thường là 1 tháng 1 lần và có được sự theo dõi, giám sát của thầy thuốc nhi khoa hằng năm.
Hơn 50% trẻ em béo phì ở tuổi lên 6, sẽ vẫn béo phì ở tuổi trưởng thành; nếu trẻ vẫn bị béo phì ở tuổi lên 10 thì có đến 70-80% số trẻ sẽ vẫn rơi vào tình trạng đó khi lớn lên.

4. Cách phòng tránh béo phì ở trẻ. 

Áp dụng chế độ ăn hợp lí và tăng khả năng vận động ở trẻ là 2 cách cơ bản nhất để phòng chống béo phì ở trẻ.
Cha mẹ nên khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động bên ngoài, tập thể dục và chơi thể thao, không những các con có sức khỏe tốt mà còn không bị béo phì. 



Mẹ chú ý đến bữa ăn cho bé, cho trẻ ăn đúng giờ, không bỏ bữa nhất là bữa sáng Cho trẻ ăn chậm nhai kỹ, bữa ăn nên kéo dài tối thiểu 20 phút. Không cho trẻ ăn vặt quá nhiều, đặc biệt đồ ăn nhanh nhiều dầu mỡ. Nên chế biến cho trẻ những món ăn có nhiều chất xơ như rau, quả. Hạn chế   chất béo như mỡ, phủ tạng động vật như gan, tim, cật, óc, da động vật, các món chiên nhiều dầu. hạn chế thức uống có đường như nước ngọt, nước trái cây hương liệu.
Chăm sóc sức khỏe cho con từ nhỏ sẽ tạo tiền đề lớn lên khỏe mạnh sau này của bé. 

Các bài viết liên quan:



0 nhận xét:

Đăng nhận xét