Hiển thị các bài đăng có nhãn dinh-duong-cho-be. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn dinh-duong-cho-be. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 7 tháng 3, 2018

Mối liên hệ giữa canxi và vitamin D trong việc phát triển chiều cao của trẻ



Nhiều bà mẹ thắc mắc rằng, dù đã chú ý bổ sung canxi cho con nhưng con vẫn bị còi xương, chậm phát triển chiều cao? Ngoài những nguyên nhân về yếu tố di truyền thì rất có thể các mẹ đã bổ sung canxi cho trẻ chưa đúng cách, mà điển hình đó là bổ sung canxi mà quên mất bạn đồng hành của nó là vitamin D

1. Vai trò của vitamin D và canxi trong việc phát triển chiều cao của trẻ

Vai trò của canxi

Canxi là khoáng chất đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc phát triển hệ xương cũng như tăng trưởng chiều cao. Ngoài việc đóng vai trò không thể thiếu cho việc phát triển xương, làm chắc xương, răng, chống loãng xương, còi xương canxi còn có vai trò quan trọng trong việc lưu thông máu, phát tín hiệu cho các tế bào thần kinh. Nếu hàm lượng canxi trong cơ thể có biến đổi thì sự cân bằng canxi bị phá vỡ, lúc đó trẻ sẽ cảm thấy khó chịu và sinh ra nhiều bệnh tật.

Mối liên hệ giữa canxi và vitamin D trong việc phát triển chiều cao của trẻ

Khoảng 99% canxi trong cơ thể chúng ta nằm trong xương và răng của chúng ta. Một lượng nhỏ canxi còn lại phân bố trong các mô mềm, máu, gan và tim. Tuy rằng chỉ có một lượng nhỏ canxi nằm ngoài tế bào nhưng chúng cũng có một vai trò sống còn với cơ thể.

Mỗi ngày chúng ta mất canxi qua da, móng, tóc, mồ hôi, nước tiểu và phân, nhưng cơ thể chúng ta không thể tự sản xuất canxi mới. Đó là lý do tại sao việc nạp canxi từ thực phẩm chúng ta ăn là điều rất quan trọng. Khi chúng ta không có đủ canxi cho các nhu cầu của cơ thể, cơ thể sẽ lấy canxi từ xương để ưu tiên cho các hoạt động quan trọng.

Vai trò của vitamin D

Vitamin D có vai trò rất quan trọng trong quá trình tạo xương nhờ tác dụng chuyển hóa các chất vô cơ, chủ yếu là canxi và photpho. Vitamin D làm tăng hấp thu canxi và photpho ở ruột, tăng tái hấp thu canxi ở thận, tham gia vào quá trình canxi hóa sụn tăng trưởng. Do đó vai trò của nó rất quan trọng trong sự phát triển bình thường hệ xương ở trẻ em.

Vai trò của vitamin D

Ngoài ra, vitamin D còn có vai trò điều hòa nồng độ canxi trong máu luôn hằng định. Khi thiếu vitamin D, ruột không hấp thu đủ canxi và photpho, làm canxi máu giảm, khi đó canxi bị huy động từ xương ra để ổn định nồng độ canxi máu, nên gây hậu quả còi xương ở trẻ em, làm trẻ chậm lớn, chậm biết đi, chân vòng kiềng…Chính vì vậy mà vitamin D và Canxi luôn là đôi bạn đồng hành cùng nhau làm nhiệm vụ phát triển hệ xương và chiều cao của con người.

2. Mối liên hệ giữa canxi và vitamin D đối với việc phát triển chiều cao của trẻ

Các bác sỹ chỉ định rằng, để cơ thể trẻ hấp thụ được canxi bắt buộc phải bổ sung vitamin D cùng lúc với canxi. Tại sao vậy? hãy cùng Chăm sóc bé yêu tìm hiểu nhé!
Cơ thể cần vitamin D để hấp thụ canxi
Vitamin D là chất dẫn truyền để cơ thể hấp thu canxi. Vì vitamin D liên quan đến chuyển hóa canxi nên trong điều trị thiếu canxi do nhu cầu phải tăng canxi để không rối loạn xương người ta thường bổ sung cả hai canxi và vitamin D.
Vitamin D giúp hấp thụ canxi vào cơ thể

Cụ thể vitamin D thúc đẩy quá trình tạo thành phức hợp protein-canxi, từ đó tăng cường hấp thu canxi từ thức ăn; cùng với hormon tuyến cận giáp và calcitonin điều hòa nồng độ canxi và phospho trong máu hằng định và thích hợp nhằm đảm bảo cho quá trình tạo xương, đảm bảo các chức năng sinh lý (có liên quan đến nồng độ canxi) hoạt động bình thường, làm tăng hấp thu calcium, phospho ở thận.

Vì vậy, vitamin D là thuốc được dùng trong điều trị còi xương, nhuyễn xương, loãng xương, hạ canxi huyết... Trẻ em nếu không được cung cấp đủ vitamin D sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của xương, do chất xương và sụn không được vôi hóa đầy đủ, sụn phát triển không bình thường, làm xương biến dạng.

Tuy nhiên, các phụ huynh cũng cần lưu ý đó là chỉ bổ sung vitamin D với hàm lượng tương thích với lượng canxi cần chuyển hóa, nếu không sẽ bị ngộ độc. Đa số ngộ độc vitamin D là lành tính, ngưng bổ sung các dấu hiệu sẽ hết dần. Tuy nhiên một số trường hợp bị biến chứng suy thận, hoặc có dấu hiệu bị canxi lắng đọng nhiều ở mạch máu.
Chăm sóc bé yêu luôn mong con bạn có một sức khỏe tốt và trí tuệ vượt trội

Xem thêm: 

Thứ Ba, 27 tháng 2, 2018

Những điều mẹ cần biết khi bổ sung canxi cho bé

Canxi là một dưỡng chất quan trọng giúp cấu tạo nên hệ xương và răng của trẻ. Việc bổ sung canxi cho trẻ thiếu hụt hay bổ sung không đúng cách khiến trẻ chậm lớn, còi xương và nhiều hệ lụy nghiêm trọng khác. Trong bài viết này Chăm sóc bé yêu sẽ chia sẻ những điều mẹ cần biết để bổ sung canxi hiệu quả cho bé

1. Khi nào trẻ cần bổ sung canxi?

Đối với bất kì độ tuổi nào, trẻ cũng cần được bổ sung canxi các mẹ nhé. Bởi lẽ hệ xương, răng được phát triển và hoàn thiện mỗi ngày, mà canxi chính là nguồn tài nguyên cho sự phát triển đó.

Ở giai đoạn bào thai

Trẻ cần đươc bổ sung đầy đủ canxi ngày từ trong bao thai

Khi trẻ đang còn là bào thai trong bụng mẹ sự phát triển của hệ xương và răng sau khi bé được sinh ra sẽ tốt hơn, vững chắc hơn nếu mẹ bổ sung canxi và vitamin D đầy đủ trong suốt thai kì.

Trong giai đoạn sơ sinh

Khi trẻ mới được sinh ra, rất nhiều bé bị thiếu hụt canxi do chế độ dinh dưỡng nghèo nàn hay kiêng kem quá mức của người mẹ ngay từ trong thời kì mang thai hay cho bú. Những biểu hiện thông thường dễ nhìn thấy là thóp rộng, chậm liền, đầu to, bú kém, hay trằn trọc, quấy khóc, gồng mình, giật mình, khó ngủ…

Những năm đầu đời

Những năm tháng đầu đời, mẹ cần chú ý bổ sung canxi đủ cho trẻ

Đây là giai đoạn nền tảng để bé đạt được chiều cao tối đa về sau nhưng thông thường bé hay gặp các vấn đề về thiếu hụt vi chất, trong đó có canxi, do hệ tiêu hóa kém, do chế độ ăn uống, vận động… Bé dễ bị gầy yếu, thấp còi, suy dinh dưỡng hay đe dọa suy dinh dưỡng. Vì không được bổ sung đầy đủ canxi, khiến bé ăn uống kém, xương yếu, dễ bị “biến dạng” (gù, vòng kiềng… ), răng mọc chậm, dễ bị sâu…

Bé trong độ tuổi phát triển

Giai đoạn dậy thì của bé là “thời điểm vàng” để mẹ tăng cường bồi dưỡng, giúp trẻ bứt phá về cả chiều cao và thể lực. Chính vì vậy rất cần tăng cường bổ sung canxi cho trẻ để đáp ứng tốt nhất nhu cầu phát triển chiều cao cân nặng của trẻ.

2. Trẻ nên uống canxi vào lúc nào?

Cho trẻ uống canxi vào buổi sáng: Khi bổ sung canxi, trẻ cần vận động để lượng canxi đưa vào có thời gian kịp chuyển vào đích là khung xương, bởi vậy uống vào buổi sáng hoặc trưa với lượng nước nhiều sẽ hiệu quả nhất, thay vì uống vào buổi tối, hay buổi chiều, sẽ khiến canxi lắng đọng, nguy cơ gây ra các bệnh lý khác như sỏi thận, táo bón và điển hình là chứng khó ngủ, trằn trọc ở trẻ.
Buổi sáng là thời gian thích hợp để bổ sung canxi cho bé

Hơn nữa, uống canxi vào buổi sáng, trẻ sau đó có nhiều cơ hội tiếp xúc với ánh nắng mặt trời giúp cho cơ thể hấp thu canxi hiệu quả hơn nhiều lần. Tốt nhất là trước khi trẻ ăn 30 phút hoặc sau khi ăn 1 tiếng.
Không cho trẻ uống canxi vào lúc đói:Cho trẻ uống canxi trong và sau bữa ăn, tuyệt đối không nên cho trẻ uống khi đói. Đối với các trường hợp trẻ đang sử dụng các loại kháng sinh thì nên cho trẻ uống cách ra sau 2 tiếng.
Tăng cường bổ sung canxi cho trẻ vào mùa đông: Thời điểm mùa đông ít ánh nắng mặt trời trẻ sẽ bị thiếu hụt hàm lượng canxi cao hơn vì vậy bổ sung cho trẻ uống canxi mùa này là thích hợp nhất
Đừng quên cho trẻ tắm nắng: Tắm nắng chính là phương pháp hiệu quả giúp trẻ hấp thụ vitamin D. Mà vitamin D là lại rất cần thiết trong việc kích thích hấp thu canxi.

Tắm nắng cho trẻ giúp trẻ hấp thu canxi tốt hơn

Vì thế ngay từ 7 – 10 ngày sau khi sinh, mẹ hãy cho trẻ ra tắm nắng. Tuy nhiên không phải mẹ nào cũng cho trẻ tắm nắng đúng cách. Nhiều người vẫn nghĩ rằng trẻ sơ sinh còn nhỏ không nên ra ngoài mà chỉ để trẻ nằm cạnh cửa kính có ánh nắng chiếu qua. Thế nhưng đây là quan niệm vô cùng sai lầm vì khi ấy ánh nắng vẫn không thể chiếu qua da trẻ.

3. Sử dụng canxi nano giúp trẻ hấp thu canxi tốt hơn

Với công nghệ nano, canxi dạng nano với các hạt nano kích thước siêu nhỏ, có khả năng hấp thu tối ưu vào cơ thể trẻ, thẩm thấu vào mạch máu, ổn định hoạt động của hệ thần kinh một cách bình thường nhất, ngoài ra canxi nano có độ tan và khả năng hấp thu rất cao lên đến trên 95% vì vậy sẽ không có tác dụng không mong muốn và không gây kích ức đối với dạ dày cũng như đối với ruột non, tuyệt đối an toàn đối với hấp thụ và tiêu hóa ở trẻ nhỏ.
Chăm sóc bé yêu luôn mong con bạn có một sức khỏe tốt và trí tuệ vượt trội!

Xem thêm:

Thứ Hai, 26 tháng 2, 2018

Triệu chứng thiếu hụt vitamin K ở trẻ sơ sinh mẹ cần biết

Vitamin K không phổ biến như các loại vitamin khác nhưng nó lại đóng vai trò vô cùng quan trọng, giúp cơ thể bé được phát triển toàn diện và khỏe mạnh. Mới đây vụ 3 bệnh nhi mới hơn 1 tháng tuổi đều bị xuất huyết não vì thiếu vitamin K gây xôn xao dư luận và khiến nhiều bậc làm cha mẹ thức tỉnh về tầm quan trọng của vitamin K

1. Tại sao trẻ sơ sinh dễ bị thiếu hụt vitamin K

Vitamin K dễ bị thiếu hụt ở trẻ sơ sinh

Tất cả trẻ sơ sinh ở mọi giới tính, chủng tộc hay sắc tộc đều có nguy cơ cao bị chảy máu do thiếu vitamin K cho đến khi chúng bắt đầu ăn được thức ăn từ 4-6 tháng tuổi, và cho đến khi các vi khuẩn đường ruột bắt đầu có thể tạo thành vitamin K.
Thiếu vitamin K thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh

Tình trạng này xảy ra vì:
  • Hầu hết trẻ lúc mới sinh có rất ít vitamin K1 trong cơ thể do vitamin K1 không qua được nhau thai, vi khuẩn đường ruột chưa phát triển, lượng vitamin K1 trong sữa mẹ không đủ.
  • Ở trẻ sơ sinh có ít vitamin k được dự trữ trong cơ thể vì chỉ có lượng rất nhỏ vitamin K vào chúng thông qua nhau thai từ mẹ
  • Các lợi khuẩn sản xuất vitamin K vẫn chưa có mặt trong đường ruột của trẻ mới sinh
  • Sữa mẹ chứa một lượng thấp vitamin k, vì vậy trẻ chỉ bú sữa mẹ không có đủ vitamin K.

Nguy cơ thiếu hụt vitamin K sẽ cao hơn đối với những trẻ:

Trẻ lọt lòng vi khuẩn chí của các con phố ruột chưa toàn diện: Bình thường, trong ruột có một hệ vi khuẩn chí (cân bằng vi khuẩn thường trú trong ruột cả về thành phần lẫn số lượng) để đảm bảo cho hoạt động sinh lý của ruột và của cơ thể, đảm bảo cho cơ thể chống mọi vi khuẩn gây bệnh. Ruột của trẻ sơ sinh lúc mới đẻ ra chưa có vi khuẩn, sau đó 8 giờ, ruột đã có vi khuẩn từ môi trường bên ngoài vào.
Trẻ sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài gần như bị thiếu vitamin K

Những trẻ sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài: Việc sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài khiến cho những loại vi khuẩn có lợi trong ruột sản xuất thiếu hụt vitamin K dẫn đến tình trạng trẻ sẽ bị chảy máu, chảy máu sau phẫu thuật, đi tiểu ra máu. Những trẻ mắc các bệnh về gan hoặc gặp vấn đề về đường tiêu hóa gần như chắc chắn bị thiếu vitamin K.
Những bé sinh ra trước 37 tuần tuổi của thai kỳ, những bé sinh ra nhờ mổ lấy thai hoặc có sự can thiệp của kẹp forcep, bé vừa sinh ra đã bị thâm tím mình mẩy, bé bị khó thở khi sinh, những bé có vấn đề về gan hoặc không khỏe khi sinh là những đối tượng rất dễ bị thiếu vitamin K

2. Triệu chứng nhận biết trẻ thiếu vitamin K

Các bác sĩ về nhi cho biết trẻ sơ sinh bú mẹ được tiếp nhận vào cơ thể một lượng vitamin K ít hơn nhiều so với những bé bú bình, và do đó rất dễ có nguy cơ bị bệnh xuất huyết cao, còn những trẻ bú bình lại có lượng vitamin K trong máu cao hơn bởi các nhà sản xuất sữa đã thêm một lượng vitamin thích hợp vào sữa công thức.

Da bầm tím cũng là một trong những dấu hiệu nhận biết thiếu vitamin K

Nếu trẻ sơ sinh thiếu vitamin K trong cơ thể, khi gặp một số sự cố sẽ tạo ra những vết thương chảy máu và đặc biệt máu có thể không đông. Hơn thế một biểu hiện dễ nhận thấy nhất khi con bạn thiếu Vitamin K, con sẽ rất dễ bị chảy máu hay xuất huyết 
Vitamin K thiếu hụt trong cơ thể trẻ là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Điều này là tất yếu do hệ thống tiêu hóa của trẻ được vô trùng và không chứa vi khuẩn có thể tổng hợp vitamin K, đặc biệt là sữa mẹ chỉ chứa vitamin K với một liều lượng rất nhỏ. Cho nên để phòng ngừa, các mẹ hãy bổ sung lượng vitamin K cho các bé khi sinh.
Chăm sóc bé yêu mong rằng, những thông tin này sẽ giúp các mẹ bảo vệ con mình trước khi quá muộn!
Xem thêm:

Thứ Năm, 8 tháng 2, 2018

Bổ sung canxi hiệu quả cho trẻ dưới 12 tháng tuổi

Bổ sung canxi cho trẻ em là việc cần làm của cha mẹ giúp trẻ phát triển tốt nhất về sức khỏe và chiều cao. Ở mỗi lứa tuổi khác nhau sẽ có nhu cầu canxi khác nhau, vậy đối với trẻ dưới 12 tháng tuổi thì nên bổ sung canxi như thế nào? Hãy cùng Chăm sóc bé yêu tìm hiểu nhé!

Bổ sung canxi hiệu quả cho trẻ dưới 12 tháng tuổi

1. Liều lượng canxi cho trẻ dưới 12 tháng tuổi

Canxi có vai trò quan trọng đối với sự phát triển chiều cao và sức khỏe xương của trẻ em.Trẻ càng lớn, nhu cầu canxi càng tăng lên. Lượng bổ sung canxi cần thiết cho trẻ từ 0 đến 6 tháng tuổi là 300mg/ngày. Từ 7 đến 12 tháng tuổi là 400mg/ngày.
Với những trẻ dưới 6 tháng tuổi việc bú mẹ trong thời gian này có thể cung cấp đủ canxi cho bé mà không cần phải bổ sung từ bên ngoài. Cha mẹ cần chú ý để bổ sung đúng lượng canxi cho trẻ, tránh tối đa việc bé thừa hay thiếu canxi. Thiếu canxi, lâu ngày trẻ sẽ bị còi xương, chậm lớn và dẫn đến những bệnh lý khác. Theo thống kê mới nhất của Viện Y xã hội học, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi của Việt Nam là 29,3%, một phần do trẻ bị thiếu canxi.

Hàm lượng canxi cần thiết cho trẻ theo từng độ tuổi
Bổ sung thừa canxi cũng gây ra những hậu quả không tốt như táo bón, đau xương, buồn nôn. Nếu thừa, lượng canxi có thể tích tụ làm gây vôi hóa thận, giảm hấp thu các chất khoáng khác như sắt, kẽm, magie

2. Bổ sung canxi cho trẻ dưới 12 tháng tuổi an toàn, hiệu quả

Nuôi con bằng sữa mẹ

Với những trẻ dưới 6 tháng tuổi việc bú mẹ trong thời gian này có thể cung cấp đủ canxi cho bé mà không cần phải bổ sung từ bên ngoài. Do đó, cách tốt nhất để bổ sung canxi hiệu quả cho bé dưới 12 tháng tuổi là các mẹ hãy cho con bú bằng sữa mẹ, trong đó 4 đến 6 tháng đầu, trẻ phải được bú mẹ hoàn toàn. 
Nuôi con bằng sữa mẹ là cách tốt nhất để bổ sung canxi cho trẻ dưới 1 tuổi

Theo đó, các mẹ cần ăn uống đầy đủ, đa dạng các loại thực phẩm, ăn thêm bữa phụ hoặc uống 200ml sữa công thức trước khi ngủ vì sữa mẹ được tiết nhiều vào ban đêm. Khi trẻ được 12 tháng tuổi, có thể bổ sung canxi cho trẻ bằng thực phẩm, thực phẩm chức năng, sữa canxi
Khi càng lớn nhu cầu tăng trưởng của bé càng phát triển, nhất là cho hệ xương, vì vậy cần bổ sung canxi cho bé lúc này là hết sức quan trọng. Mẹ có thể chọn cho bé những sản phẩm sữa giàu canxi hay các chế phẩm từ sữa, hoặc những thực phẩm thường gặp như đậu nành và hải sản.

Canxi và vitamin D- Bộ đôi hoàn hảo

Tắm nắng cho trẻ giúp canxi được hấp thụ tốt hơn
Canxi và vitamin D là bộ đôi không thể tách rời nhau bởi vitamin D là chất dẫn truyền để cơ thể hấp thu canxi. Vì thế, bên cạnh việc bổ sung canxi, mẹ cũng nên cho bé bổ sung vitamin D bằng chế độ ăn uống, cũng như cho con mình thường xuyên tắm nắng, vận động ngoài ánh nắng để tăng cường Vitamin D, nhờ đó canxi sẽ được hấp thụ dễ dàng hơn.
Chăm sóc bé yêu luôn mong muốn con bạn có một sức khỏe tốt và trí tuệ vượt trội!

Xem thêm:

Thứ Bảy, 3 tháng 2, 2018

Cá gì bổ sung DHA tốt cho bé?

Cá chính là thực phẩm số một cung cấp nguồn DHA dồi dào cho bé. Tuy nhiên, giá trị dinh dưỡng của mỗi một loại cá lại rất khác nhau, để tìm được loại cá thích hợp nhất cho trẻ, vừa dễ tiêu lại giàu dinh dưỡng, giúp não phát triển tốt nhất thì không phải bà mẹ nào cũng biết

Những loài cá bổ sung DHA an toàn cho bé

1. Những loài cá giàu DHA và an toàn cho bé

Cá là nguồn thực phẩm giàu axit béo Omega3, đặc biệt là DHA và EPA rất quan trọng cho sự phát triển trí não và mắt trẻ. Tuy nhiên một số loài cá có chứa hàm lượng thủy ngân cao, loại kim loại nặng này sẽ rất có hại cho sự phát triển trí não và thần kinh của trẻ.

Thủy ngân từ các mỏ khai thác vàng và từ các nhà máy sản xuất pin rò rỉ vào 
trong nguồn nước khiến nhiều loài cá bị nhiễm thủy ngân với hàm lượng cao

Hầu như các loài cá và thủy hải sản có vỏ đều chứa thủy ngân, những loại cá ăn thịt sẽ chứa nhiều thủy ngân hơn. Khi chúng ăn thịt các loại cá khác, chúng đã tự hấp thụ thủy ngân. Loài cá càng lớn thì nhu cầu ăn của chúng càng nhiều, đồng nghĩa với việc lượng thủy ngân tích tụ trong cơ thể chúng cao lớn và càng tăng.
Nhóm của giáo sư Santerre từ Đại học Purdue đã đưa ra 8 loài cá có hàm lượng thủy ngân thấp và chất béo lành mạnh. Đó là: Cá cơm, cá trích, cá thu (Cá thu Atlantic, jack, cá bống), cá hồi vân nuôi ở trang trại, cá hồi trong tự nhiên hoặc nuôi ở nhân tạo, cá mòi, cá trích dày mình ở Bắc Mỹ và cá thịt trắng.
Tuy nhiên, ở Việt Nam thì chỉ phổ biến loài cá hồi, cá lóc và cá basa, những loài cá này vừa dễ mua và vừa an toàn cho bé bởi hàm lượng thủy ngân thấp:

Cá quả chứa hàm lượng dinh dưỡng cao
  • Cá quả (cá lóc): Trong môi trường nước ngọt cá quả được xem là loài cá chứa hàm lượng dinh dưỡng cao với các vi chất như Canxi, Lipid, Protid, Protein….cùng nhiều chất dinh dưỡng khác tốt cho quá trình phát triển trí tuệ và tăng sức đề kháng cho trẻ đặc biệt dễ tiêu hóa nên rất thích hợp cho hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ. Bên cạnh đó, thịt cá quả thơm ngon, ít xương và rất dễ chế biến.
  • Cá Basa: Trong cá basa có hàm lượng Axit amin cao cùng nhiều vi chất rất tốt cho sự phát triển não bộ của trẻ. Song song đó, cá basa còn chứa nhiều Omega-3 tự nhiên rất tốt cho mắt và cần thiết cho cơ thể. Hầu hết các chất dinh dưỡng của cá basa nằm dưới lớp mỡ, do đó các bà mẹ không nên loại bỏ phần mỡ của cá khi chế biến.
  • Cá Hồi: Trong cá hồi chứa nhiều Canxi , Sắt, Kẽm, Magie, Vitamin A, B, D, E và lượng lớn axit béo không bão hòa tốt cho sức khỏe và sự phát triển của não bộ giúp trẻ thông minh hơn. Ngoài ra các bà mẹ nên chọn cá hồi vì thịt cá hồi mềm, ít xương và thơm ngon rất thích hợp để chế biến thành món ăn cho trẻ.

2. Bé nên ăn cá khi nào?

Khi bé bắt đầu ăn dặm có thể cho bé ăn cá

Để tránh cho bé khỏi nguy cơ bị dị ứng thực phẩm và an toàn cho hệ tiêu hóa còn non nớt của bé, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng: mẹ chỉ nên cho bé ăn cá khi bé đủ 8 tháng tuổi. Tức là khi bé đã có thể bắt đầu ăn dặm. Tuy nhiên trong trường hợp bé nhà bạn hoàn toàn không có tiền sử gia đình dị ứng thực phẩm hoặc bệnh hen suyễn thì bé cũng có thể ăn sớm hơn.
Nếu trẻ bị dị ứng với cá thì các mẹ hãy lưu ý các biểu hiện như: sưng lưỡi, môi, khuôn mặt, phát ban da, chuột rút ở bụng; thở khò khè nôn mửa và tiêu chảy. Khi này hãy dừng ngay việc cho con ăn dặm bằng cá nhé các mẹ!
Chăm sóc bé yêu  luôn mong con bạn có một sức khỏe tốt và trí tuệ vượt trội!

Xem thêm:

Thứ Ba, 30 tháng 1, 2018

Khi nào thì nên bổ sung men vi sinh cho bé

Men vi sinh thực sự cần thiết đôi vớ trẻ. Sử dụng men vi sinh giúp trẻ ăn uống ngon miệng và mau lớn, cải thiện những phiền toái của hệ tiêu hóa. Vậy thì khi nào cần bổ sung men vi sinh cho trẻ? Hãy cùng Chăm sóc bé yêu giải đáp nhé!

Khi nào nên bổ sung men vi sinh cho trẻ?

1. Tác dụng của men vi sinh đối với trẻ

Men vi sinh còn gọi là probiotic, là những vi khuẩn có lợi cho đường ruột. Các vi khuẩn này lên men thức ăn, sản xuất acid lactic, acid hóa đường ruột và ngăn ngừa sự phát triển của các vi khuẩn có hại, hạn chế nhiễm trùng tiêu hóa, khắc phục tình trạng loạn khuẩn ruột, giúp cho hệ miễn dịch tại đường ruột tăng cường hoạt động. Nhờ đó, đường ruột được lành mạnh để thực hiện tốt chức năng tiêu hóa và hấp thu thức ăn.
Men vi sinh- loại vi khuẩn có lợi cho đường ruột

Một số các chế phẩm men vi sinh không chỉ chứa các chủng vi khuẩn có lợi cho đường tiêu hóa mà còn bổ sung các nhóm vitamin thiết yếu, các khoáng chất quan trọng như: Sắt, Kẽm, Canxi,...Giúp bổ trợ trẻ ăn ngon miệng và có cảm giác thèm ăn sau khi khỏi bệnh, đem lại tác dụng toàn diện giúp trẻ có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

2. Bổ sung men vi sinh cho trẻ khi nào?

Độ tuổi trẻ có thể sử dụng men vi sinh

Trẻ từ 6 tháng tuổi cơ quan miễn dịch đã dần hoàn thiện và hệ vi sinh vật đường ruột bắt đầu có hiện tượng tái lập, nghĩa là sẽ du nhập nhiều vi khuẩn gây hại vào cơ thể thông qua đường ăn uống, hành vi gặm cắn mọi vật của bé. Hơn nữa, ở độ tuổi này bé cũng dễ mắc nhiều bệnh làm tăng nguy cơ nhiễm một số vi khuẩn. Chính vì vậy, trẻ từ 6 tháng tuổi bố mẹ đã có thể cho trẻ sử dụng men vi sinh.

Nhóm trẻ nào cần bổ sung men vi sinh

Sử dụng men vi sinh đối với những trẻ thuộc các trường hợp sau:
Nhóm trẻ có nguy cơ mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột và cơ chế miễn dịch kém. Nghĩa là, khi sinh ra các bé không nhận được nhóm vi sinh từ mẹ do sinh mổ (không sinh ra từ đường dưới), thường là các bé sinh mổ, sinh non hoặc nhóm trẻ sinh đôi.
Men vi sinh  rất tốt cho trẻ gặp rắc rối về vấn đề tiêu hóa

Nên bổ sung men vi sinh cho những trẻ có nguy cơ mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột và cơ chế miễn dịch kém. Nghĩa là khi sinh ra các bé không được nhóm vi sinh từ mẹ do sinh mổ, những bé sinh non hoặc nhóm sinh đôi.
Các mẹ cũng biết trẻ sinh ra bị nhẹ cân sẽ không thể bắt nhịp tăng trưởng tốt khi 6 tháng tuổi, hoặc thường xuyên mắc cácbệnh viêm nhiễm do vi khuẩn. Điều này sẽ làm tăng nguy cơ mất cân bằng vi sinh ở đường ruột của trẻ, nơi đảm nhận phần lớn hệ miễn dịch của cơ thể bé.

3. Nguyên tắc khi sử dụng men vi sinh

Không pha men vi sinh vào nước, cháo hay sữa còn nóng

Không pha men vi sinh vào cháo nóng

Bởi vì men vi sinh rất dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao hoặc tương đối cao. Vì vậy nếu như pha men vi sinh vào nước, cháo hoặc sữa còn nóng sẽ làm giảm hoạt lực của men vi sinh. Bởi khi này các vi khuẩn có lợi trong men vi sinh sẽ bị tiêu diệt đáng kể, làm giảm hiệu quả khi sử dụng.

Cho trẻ uống riêng biệt men vi sinh và thuốc kháng sinh

Nếu bác sĩ kê đơn cho trẻ vừa uống kháng sinh, vừa bổ sung men vi sinh thì tốt nhất, phụ huynh nên tách riêng hai loại này ra, không nên cho trẻ uống cùng lúc để tránh làm mất tác dụng của men vi sinh. Tốt nhất phụ huynh nên cho trẻ uống men vi sinh sau khi cho trẻ uống thuốc kháng sinh ít nhất 30 phút. 

Không tự ý sử dụng men vi sinh cho trẻ

Mặc dù khi đi qua đường tiêu hóa từ dạ dày xuống ruột non, môi trường axit ở dạ dạ dày có thể tiêu diệt nhiều vi khuẩn có lợi. Kết quả số lượng vi khuẩn có lợi còn sống sót đến khi có mặt ở đường tiêu hóa giảm đi đáng kể. Do đó việc sử dụng men vi sinh co trẻ cần đảm bảo liều lượng đầy đủ do bác sĩ chỉ định, mẹ không nên tự ý bổ sung men vi sinh cho trẻ.


Xem thêm:

Thứ Hai, 29 tháng 1, 2018

Trẻ béo phì vẫn có thể bị suy dinh dưỡng, mẹ đã biết?

Hiện nay tình trạng béo phì ở trẻ ngày càng gia tăng, điều đáng chú ý rằng trong số đó, trẻ béo phì vẫn bị suy dinh dưỡng. Mới nghe thì có vẻ nghịch lý, nhưng khoa học đã chứng minh trẻ béo phì vẫn có nguy cơ suy dinh dưỡng. Hãy cùng Chăm sóc bé yêu tìm hiểu về vấn đề này nhé!

1. Béo phì và suy dinh dưỡng ở trẻ

Béo phì

Một đứa trẻ được xem là béo phì, hay nặng cân quá khi nó nặng hơn mức trung bình so với chiều cao và độ tuổi từ 20% trở lên. Cách tốt nhất để xem trẻ có béo phì hay không là nhìn hai cánh tay và bắp đùi đứa trẻ. Nếu có những cuốn mỡ ngấn lên thì khả năng đứa trẻ là béo phì.

Trẻ thừa cân, béo phì

Bệnh béo phì ở trẻ em có nguyên nhân trước tiên là do yếu tố di truyền bẩm sinh, nguy cơ mắc chứng béo phì ở trẻ em tăng gấp 4 lần nếu một trong hai cha mẹ của trẻ bị béo phì và sẽ tăng gấp 8 lần nếu cả hai đều béo phì. Căn bệnh béo phì cũng có thể có nguồn gốc tâm lý. Một em bé lúc đầu “ốm yếu” có thể được hưởng một sự bù đắp, bồi dưỡng bằng một sự ăn uống, tẩm bổ quá mức, kéo dài... coi như một sự tăng cường thể chất... có thể dẫn trẻ đến béo phì. Một nguyên nhân rất quan trọng nữa là sự thiếu hoặc ít hoạt động thể lực, gây ra sự tồn đọng các chất sinh nhiệt lượng các bu- ran dư thừa, tích lại dưới dạng các khối mỡ. Vấn đề này thường thấy ở các trẻ em suốt ngày gắn mình vào tivi, máy vi tính... Cuối cùng là thói quen ăn uống thiếu khoa học của gia đình đóng một vai trò rất quan trọng: các bữa ăn quá thịnh soạn, quá nhiều món thịt, cá, sơn hào, hải vị... 

Suy dinh dưỡng

Suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể không được cung cấp đầy đủ năng lượng và chất đạm cũng như các yếu tố vi lượng khác để đảm bảo cho cơ thể phát triển. Đây là tình trạng bệnh lý hay gặp ở trẻ nhỏ dưới 3 tuổi.
Trẻ biếng ăn có nguy cơ suy dinh dưỡng cao

Nguyên nhân chính gây suy dinh dưỡng ở trẻ chính là thiếu chất dinh dưỡng do cơ thể không thể dung nạp hay không được bổ sung chất dinh dưỡng đầy đủ. Đối với những bố mẹ không có thời gian, quan tâm chăm sóc nhiều tới con cái, việc ăn uống của trẻ đương nhiên cũng không được đảm bảo chất dinh dưỡng cần thiết. Đây chính là nguyên nhân quan trọng và thường gặp nhất khiến trẻ bị suy dinh dưỡng. Nuôi trẻ không đúng phương pháp khi mẹ thiếu hoặc mất sữa, cho trẻ ăn bổ sung không đúng cả về số lượng và chất lượng hay do trẻ ốm đau kéo dài, gia đình không có điều kiện kinh tế,...cũng là những nguyên nhân phổ biến

2. Tại sao trẻ bị béo phì vẫn có thể bị suy dinh dưỡng?

Suy dinh dưỡng ở trẻ em thực chất có 3 dạng: Thể phù, thể teo đét và thể phối hợp. Trong đó thể teo đét là phổ biến nhất khiến người ta dễ lầm tưởng rằng trẻ suy dinh dưỡng luôn luôn có thân hình gầy gò, ốm yếu.
Thực chất thể phù chính là biểu hiện của trẻ béo phì bị suy dinh dưỡng. Nhìn bên ngoài trông có vẻ trẻ rất "béo tốt" khỏe mạnh nhưng thực chất rất có thể trẻ đang bị thiếu calci, thiếu vitamin D, thiếu máu, thiếu sắt, còi xương…
Đồng hồ sinh hoạt và ăn uống của trẻ thừa cân béo phì và trẻ phát triển ổn định

Chế độ ăn cho bé đóng góp một phần quan trọng trong việc gây nên tình trạng suy dinh dưỡng thể bụ. Việc không cho con bú mà thay bằng sữa công thức, nước cháo pha sữa, bột dinh dưỡng… hoặc để bé kiêng khem quá mức khi mắc bệnh là nguyên nhân cơ bản.
Thêm vào đó, khẩu phần ăn của bé thường không được cung cấp đủ chất đạm nhưng vẫn nhận đủ hoặc gần đủ năng lượng từ chất bột đường hay chất béo, sử dụng những loại sữa không phù hợp với thể trạng của bé cũng là lý do đáng kể khác.
Chính vì vậy, dù trẻ có bị béo phì hay không, chúng ta cũng cần xây dựng một thực đơn ăn uống đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể trẻ.
Chăm sóc bé yêu luôn mong con bạn có một sức khỏe tốt và trí tuệ vượt trội!

Xem thêm:


Thứ Hai, 22 tháng 1, 2018

Cho bé ăn dặm bằng đu đủ, mẹ đừng quên

Đu đủ là loại quả không chỉ chứa nhiều dinh dưỡng mà còn rất dễ ăn và dễ tìm. Đối với trẻ đang trong độ tuổi ăn dặm, đu đủ chính là loại quả được các mẹ bỉm sữa lựa chọn hàng đầu
Đu đủ là thực phẩm rất tốt cho trẻ ăn dặm

1. Vì sao nên thêm đu đủ vào thực đơn ăn dặm của bé

Đu đủ tốt cho hệ tiêu hóa của bé


Đu đủ chứa enzyme tốt cho hệ tiêu hóa của bé

Trong đu đủ một loại enzyme có tên là papain, có tác dụng hỗ trợ và bảo vệ cho hệ tiêu hóa của con người, kể cả trẻ nhỏ. Đồng thời, các chất xơ trong đu đủ có khả năng “thu gom” các độc tố gây bệnh trong kết tràng (thành phần chính của ruột già), bảo vệ cho tế bào được khỏe mạnh. Chỉ cần một miếng đu đủ mỗi ngày, bé cũng tránh được táo bón, đầy hơi.

Đu đủ chống viêm nhiễm cho bé 

Đu đủ rất có ích đối với việc chống viêm nhiễm cho bé

Đu đủ có chứa 2 loại hợp chất rất quan trọng là papain và chymopapain. Đây là 2 loại enzyme tiêu hóa protein rất hiệu quả, giúp làm giảm quá trình viêm nhiễm và làm lành các vết thương. Đồng thời, như đã nói ở phía trên, đu đủ chứa rất nhiều vitamin A, C, E và beta carotene, giúp phòng ngừa viêm nhiễm ở mức cao nhất. Công dụng này rất quan trọng với trẻ em, vì trẻ em là đối tượng dễ bị vi khuẩn, vi rút tấn công.

Đu đủ bảo vệ trái tim bé khỏe mạnh

Nhờ các chất chống oxy hóa rất giàu trong loại quả này mà đu đủ có tác dụng ngăn ngừa quá trình oxy hóa cholesterol tạo ra bám vào thành mạch máu và gây tắc nghẽn mạch. Ngoài ra, trong đu đu có chứa nhiều vitamin E, vitamin C. Hai loại vitamin này kết hợp lại, tạo ra một hợp chất có tên là paraoxonase- chất ức chế quá trình tạo ra cholesterol xấu (LDL). Đồng thời, các chất xơ có trong đó có tác dụng làm giảm mỡ máu, còn axit folic có khả năng chuyển hóa homocysteine thành các axit amino cần thiết. Nhờ đó, đu đủ có tác dụng tăng cường sức khỏe tim mạch rất hiệu quả.

Đu đủ rất tốt cho thị lực của bé

Đu đủ giúp cho thị lực của bé phát triển tốt

Vitamin A có trong đu đủ rất nhiều. vitamin A là loại vitamin có công dụng làm cho đôi mắt sáng khỏe hơn. Chính vì vậy, bổ sung đu đủ vào thực đơn ăn dặm cho bé sẽ giúp đôi mắt bé tinh anh, sáng khỏe hơn

Đu đủ mềm, mùi thơm dễ chịu

Đu đủ thịt mềm, dễ nuốt, là thức ăn lí tưởng cho các bé thời kì ăn dặm và kích thích khả năng ăn uống ở trẻ lười ăn.

2. Một số món ăn dặm cho bé từ đu đủ

Đu đủ nạo

Đu đủ nạo cho bé ăn dặm

Gọt sạch vỏ, bổ dọc làm 2 phần, bỏ sạch hột đu đủ. Sau đó lấy muỗng nạo đu đủ chín ở giữa, làm nhuyễn thêm một chút bằng muỗng và cho bé ăn ngay. Ăn đu đủ tươi, chín ngọt là cách rất tốt nhằm giữ nguyên đầy đủ vitamin và cho bé thưởng thức được hương vị thơm ngon.

Sinh tố đu đủ

Gọt sạch vỏ, bỏ hột, cắt đu đủ thành từng miếng nhỏ và cho vào máy xay nhuyễn, thêm một chút sữa tươi hay sữa công thức sẽ thành một loại sinh tố tuyệt ngon cho bé uống. Bạn có thể cho bé uống 1 ly nhỏ sinh tố đu đủ mỗi ngày.

Sữa chua đu đủ, đào (dành cho bé trên 10 tháng)

Bạn cắt đu đủ, đào thành từng miếng bé xíu vừa ăn với con để tập cho bé nhai. Trộn chung đu đủ, đào với sữa chua, bạn sẽ được một món trái cây trộn yaourt thanh mát, dễ ăn và rất tốt cho sức khỏe của con.
Ngoài ra để bé có thể nếm thử những hương vị mới, các mẹ có thể kết hợp đu đủ với những loại thực phẩm khác như các loại quả, rau, thịt, bột yến mạch, sữa chua, táo, lê, khoai lang…
Chăm sóc bé yêu luôn mong các bé có một sức khỏe tốt và trí tuệ thông minh!

Xem thêm:

Thứ Hai, 15 tháng 1, 2018

Trẻ béo phì có nên uống sữa?

Trẻ thừa cân, béo phì có nên uống sữa là điều mà nhiều bà mẹ thắc mắc. Hãy cùng chăm sóc bé yêu 247 giải đáp thắc mắc này nhé!

1. Nguyên nhân khiến trẻ thừa cân, béo phì

Để biết trẻ thừa cân, béo phì có nên uống sữa không thì trước tiên, phải hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng tăng cân béo phì ở trẻ.
Sự mất cân bằng về năng lượng vào và năng lượng tiêu hao khiến trẻ béo phì hoặc suy dinh dưỡng

Sự mất cân bằng về năng lượng ăn vào và năng lượng tiêu hao qua hoạt động thể lực chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng tăng cân, béo phì ở trẻ. Khi năng lượng nạp vào cơ thể thiếu, không đáp ứng đủ cho trẻ hoạt động hàng ngày thì trẻ sẽ bị thấp còi, suy dinh dưỡng. Ngược lại, khi nạp nhiều năng lượng hơn mức tiêu hao, trẻ có nguy cơ thừa cân béo phì.

2. Sữa là thành phần không thể giảm khi trẻ tăng cân, béo phì

Khi trẻ đã thừa cân béo phì, điều cần thiết nhất chính là giảm năng lượng đưa vào cơ thể trẻ. Điều quan trọng mà hầu như các bà mẹ khi giảm cân cho con đều mắc phải đó là giảm năng lượng đưa vào cơ thể trẻ bằng việc điều chỉnh chế độ ăn, nhưng lại không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ để phát triển chiều cao và trí não. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thể lực và trí lực của trẻ về sau. Các mẹ cần nhớ với trẻ thừa cân béo phì, cần chỉnh chế độ ăn giúp trẻ không tăng cân hơn nhưng phải đảm bảo đủ dinh dưỡng cho sự phát triển trưởng thành của trẻ, nhất là chiều cao.
Sữa chính là nguồn cung cấp dưỡng chất tốt nhất cho trẻ

Không có một thực phẩm nào có hàm lượng các chất dinh dưỡng giúp phát triển chiều cao như canxi, vitamin D,... tốt hơn sữa nếu tính trên cùng đơn vị cung cấp 1.000kcal. Chỉ cần cung cấp 1.000kcal từ sữa là có thể cung cấp đủ lượng chất dinh dưỡng quý mà nếu dùng thực phẩm khác có thể phải lên đến 1.500-2.000kcal. Vì vậy, với trẻ béo phì, sữa là loại thực phẩm không những không được giảm mà còn phải tăng trong khẩu phần hàng ngày.

Vì vậy, việc kiêng và cắt sữa của trẻ dễ khiến trẻ bị thiếu hụt canxi, các khoáng chất cần thiết cho sự phát triển chiều cao, sự chắc khỏe của bộ xương, răng và các vi chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ.

3. Trẻ béo phì nên uống sữa như thế nào?

Cho trẻ tăng cân béo phì uống sữa, các mẹ cần lưu ý chọn các loại sữa ít béo, ít đường. Đặc biệt đối với trẻ trên 2 tuổi không nên cho trẻ uống sữa thông thường vì lượng chất béo của sữa, lượng đường làm ngọt cho vào sữa sẽ làm trẻ tăng cân nhiều hơn.
Chơi các bộ môn thể thao rất có ích cho thể trạng trẻ

Để giúp trẻ kiểm soát được cân nặng thì các mẹ cần tập cho bé một thói quen sinh hoạt khoa học, hợp lý. Khuyến khích trẻ tập luyện thể dục, chơi thể thao, thêm vào thực đơn của trẻ phong phú các loại rau xanh. Thường xuyên theo dõi cân nặng và chế độ ăn hàng ngày của trẻ.
Chăm sóc bé yêu 247 chúc các bé có một sức khỏe tốt!

Xem thêm:
Béo phì ở trẻ, mẹ nên làm sao?
Những thực phẩm gây béo phì ở trẻ mẹ nên biết!


Thứ Tư, 20 tháng 12, 2017

Bé Ăn Dặm - Nên Và Không Nên Ăn Gì?

Quá trình ăn dặm là một trong những bước có ảnh hưởng tương đối lớn đến sự phát triển của bé, việc cha mẹ chú ý đến bữa ăn của trẻ là điều không thể thiếu. Vật, Bé ăn dặm- nên và không nên ăn gì? Mẹ cùng tìm hiểu bài viết dưới đây của Chăm Sóc Bé Yêu để bỏ túi cho mình những kinh nghiệm thật hữu ích nhé.




1. Những thực phẩm mẹ nên bổ sung trong quá trình ăn dặm.

* Mẹ nên bổ sung thực phẩm giàu chất Sắt cho bé.

Sắt là một trong những dưỡng chất vô cùng quan trọng không chỉ với bà bầu khi  mang thai mà còn với cả trẻ nhỏ. Sắt đóng vai trò to lớn trong hình thành và phát triển não bộ. Lượng Sắt tự nhiên trong cơ thể bé sẽ giảm dần từ khi bé 6 tháng tuổi, vì thế bổ sung Sắt khi trẻ bắt đầu quá trình ăn dặm là vô cùng cần thiết. Sắt có nhiều trong thực phẩm như : thịt gà, rau xanh, trứng và các loại thịt đỏ.




* Thực phẩm giàu omega 3 rất tốt cho bé.

Để não bộ, hệ thần kinh và thị lực của bé phát triển tốt và hoàn thiện mẹ nên bổ sung cho bé thực phẩm chứa nhiều Omega 3. Omega 3 có nhiều trong thực phẩm như cà hồi, cá béo,..bên cạnh đó một số loại rau xanh cũng chứa lượng Omega 3 tương đối nhiều đó.




* Thực phẩm giàu vitamin D không thể thiếu cho bé.

Vitamin D rất cần thiết cho quá trình hình thành và phát triển hệ xương cho bé. Thiếu vitamin rất dễ dẫn đến tình trạng còi xương ở trẻ. Vitamin D dễ được hấp thụ qua ánh nắng mặt trời buổi sớm, vì thế vào các buổi sớm, mẹ có thể tranh thủ cho bé tắm nắng để hấp thụ vitamin tốt nhất. Ngoài ra, vitamin D có nhiều trong các loại thực phẩm như trứng, ngũ cốc. Trẻ nên được bổ sung vitamin D ngay từ khi mới sinh.




2. Những thực phẩm không nên xuất hiện trong các món ăn dặm của bé.

Các thực phẩm nhiều đường và nhiều chất bé là những thứ đầu tiên mẹ nên hạn chế cho bé ăn, vì các chất này chứa ít dinh dưỡng và có thể gây béo phì ở trẻ. Bên cạnh đó mẹ cũng không nên bổ sung cho bé các loại thực phẩm sau:

* Bé nói không với mật ong nhé.

Mật ong là thực phẩm được đánh giá rất tốt cho người lớn,nhưng được khuyên không nên dùng cho trẻ nhỏ, bởi sức đề kháng của trẻ còn yếu, cơ thể còn đang trong quá trình hình thành và phát triển vì thế trẻ rất dễ bị ngộ độc khi sử dụng sản phẩm này.




* Muối cũng là sản phẩm mẹ nên cân nhắc khi sử dụng cho bé.

Đối với trẻ dưới 12 tháng tuổi, mẹ không cần thiết và không nên bỏ thêm muối và các món cháo ăn dặm của bé. Khi trẻ ăn mặn trong giai đoạn này sẽ rất dễ mắc các bệnh nguy hiểm như các bệnh về huyết áp và tim mạch sau này. Mẹ nên chú ý nhé.




* Trứng chưa chín hẳn mẹ cũng nên để tâm.

Tuy trứng lòng đào là món ăn yêu thích của nhiều người lớn tuy nhiên với trẻ em đặc biệt trẻ dưới 12 tháng nên cho bé ăn trứng đã chín hẳn để đảm bảo sức khỏe cho bé.


* Thịt cá đóng hộp và các sản phẩm chế biến sẵn.

Trong các nguồn thực phẩm này chứa nhiều chất phụ gia và chất bảo quản, vì thế các chất này không tốt cho bé một chút nào mẹ nhé.



Các bài viết liên quan:
Những thực phẩm gây béo phì cho trẻ mẹ nên biết.
Thiếu Vitamin K ở trẻ và những điều mẹ nên biết.

Thứ Ba, 12 tháng 12, 2017

Những thực phẩm gây béo phì ở trẻ mẹ nên biết !

Tình trạng béo phì đang gia tăng chóng mặt ở nước ta, đặc bệt ở lứa tuổi trẻ em còn rất nhỏ. Béo phì là bệnh rất nguy hiểm gây ra rất nhiều bệnh liên quan khác không tốt cho bé sau này. Thực phẩm hằng ngày cũng có thể gây béo phì cho trẻ mà mẹ không biết. Chăm Sóc Bé Yêu hôm nay sẽ đưa ra một số thực phẩm gây béo phì ở trẻ mẹ nên chú ý nhé!

1. Trẻ uống quá nhiều nước có ga sẽ gây béo phì.

Nước có ga là một trong những thực phẩm mà các chuyên gia khuyên bố mẹ không nên cho bé uống quá nhiều. Tuy nhiên đây lại là đồ uống mà trẻ rất thích, chất ngọt nhân tạo có trong các loại nước này chính là nguyên nhân chính gây ra căn bệnh béo phì ở trẻ. Nước có ga cũng không chứa bất kì chất có lợi nào cho sức khỏe và cơ thể của bé, nên mẹ đặc biệt cân nhắc khi cho trẻ sử dụng loại đồ uống này.


2. Trẻ bị béo phì nếu ăn quá nhiều bánh quy và các loại bánh khác.

Bánh quy được nhiều cha mẹ tin tưởng lựa chọn để bổ sung cho bữa phụ của bé tuy nhiên đây là điều không nên bởi bánh quy được làm từ rất nhiều loại tinh bột và đường hóa học không có lợi cho sức khỏe của bé. Bên cạnh đó trong bánh quy có chứa lượng calo tương đối lớn ăn quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng tăng cân. Ngoài ra cho bé ăn bánh quy trước bữa ăn chính là nguyên nhân dẫn đến việc bé chán bữa ăn chính đó các mom.


3. Đồ ăn nhanh nằm trong top các thực phẩm dễ gây béo phì cho trẻ.

Cũng giống như các loại nước có ga, các loại đồ ăn nhanh như khoai tây, humberger,pizza.. cũng là một trong những nguyên nhân gây béo phì cho trẻ.
Bởi vì trong các thực phẩm này chứa hàm lượng chất béo và calo rất cao, không tốt cho sức khỏe của bé. 


4. Nước hoa quả đóng chai cũng gây béo phì các mẹ nhé.

Nhiều mẹ chọn nước hoa quả cho con nhưng thực tế nước hoa quả đóng chai không hề tốt như các mẹ mong muốn. Đường, chất phụ gia, chất bảo quản có trong những chai nước này không tốt cho trẻ. Uống quá nhiều sẽ khiến bé có nguy cơ nghiện đồ ngọt và khả năng béo phì sẽ ở mức cao hơn.


5. Hạn chế các thực phẩm đóng gói.

Mỳ tôm, bim bim....những thực phẩm đóng gói không được khuyến khích bổ sung cho trẻ. Đây là những thực phẩm chứa lượng đường cao, khi trẻ ăn quá nhiều sẽ dẫn đến béo phìnguy cơ mắc bệnh tiểu đường khi trưởng thành là không thể tránh khỏi.



Ngoài ra, các loại thực phẩm còn chứa nguy cơ khiến ché bị loãng xương, dị ứng và ảnh hưởng đến thận do trong các thực phẩm này chứa lượng chất phụ gia và chất tạo mùi lớn.

6. Kemvà socola gây béo phì ở trẻ

Socola được xem là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe như tăng cường hệ tim mạch và chức năng của não nhưng trong socola chứa hàng tấn các chất phụ gia và chất béo. giống hầu hết các loại thực phẩm ăn vặt khác. socola dễ gây béo cho bé.
Bên cạnh socola, kem là thực phẩm được trẻ yêu thích nhưng lại được khuyến cáo không nên ăn quá nhiều vì kem chứa calo, chất béo và đường cao làm tăng nguy cơ béo phì ở trẻ.


  
Béo phì gây rất nhiều ảnh hưởng không tốt ở trẻ, tuy nhiên trẻ còn nhỏ và chưa nhận thức được điều này nên các bố và mẹ cần phải thông thái để lựa chọn cách chăm sóc con hợp lý nhất.

Các bài viết liên quan:
Trẻ béo phì- mẹ nên làm gì?
Thiếu vitamin K ở trẻ mẹ nên chú ý.

Thứ Năm, 7 tháng 12, 2017

Thiếu Vitamin K ở trẻ sơ sinh và những điều mẹ cần biết.

Thông thường, các bậc cha mẹ chú ý đến việc bổ sung vitamin A,B,C và D cho trẻ nhiều hơn, mà không chú ý rằng Vitamin K cũng rất quan trọng đặc biệt đối với trẻ sơ sinh. Chăm Sóc Bé Yêu sẽ cũng cấp cho các mẹ một số hiểu biết cơ bản về loại vitamin đặc biệt này dưới bài viết Thiếu vitamin K và những điều mẹ cần biết dưới đây.



1. Vitamin K là gì và có vai trò của vitamin K với trẻ sơ sinh?

Vitamin K là một nhóm các vitamin hòa tan trong chất béo, giống nhau về cấu trúc mà cần cho có một vai trò quan trọng trong sự điều chỉnh sự đông đặc của máu. Vitamin K hỗ trợ sự trao đổi chất ở xươngtrao đổi chất của canxi trong hệ thống mạch máu.



Vai trò của Vitamin K đối với trẻ sơ sinh: 
-  Do sự vận chuyển Vitamin qua nhau thai của trẻ sơ sinh còn yếu nên sự thiếu hụt Vitamin K chỉ xảy ra ở trẻ em không xảy ở ở người lớn.
- Vitamin K đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình làm đông máu, tránh tình trạng chảy máu ở trẻ. Vitamin cũng giúp cho quá trình hấp thụ canxi và phát triển xương ở trẻ. Đặc biệt nếu thiếu Vitamin K1 có thể dẫn đến nguy cơ xuất huyết não và màng não,cực kì nguy hiểm ở trẻ.
-Tình trạng xuất huyết ở mũi, miệng và gốc rốn có thể dẫn đến tử vong ở trẻ sơ sinh do thiếu vitamin K.
- Trẻ sơ sinh sinh ra bị thiếu vitamin k có thể là do trong quá trình còn là bào thai bé gan bé bị viêm do một số lý do dẫn đến chức năng gan của bé chưa hoàn thiện. 
Những đối tượng cần vitamin hơn cả : là những bé sinh khi chưa đủ 37 tuần tuổi, đặc biệt sinh non, thiếu tháng, hoặc các trường hợp sinh mổ và phải dùng đến sự hỗ trợ của kẹp forcep hay cả nhưng trẻ sinh ra trong tình trạng tím tái, khó thở và có vấn đề về gan.

2. Các dấu hiệu cho thấy việc trẻ bị thiếu vitamin K

Vitamin K giúp đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương, do đó nếu thiếu vitamin K sẽ gây đến nhiều hậu quả khó lường. Mẹ chú ý những dấu hiệu sau đây để có dấu hiệu bổ sung kịp thời.
- Do vitamin K giúp cho quá trình đông máu, nên khi thiếu vitamin K quá trình đông máu của bé sẽ diễn ra chậm hơn và bé dễ bị chảy máu hay xuất huyết hơn



- Những trẻ gặp vấn đề về gan và vấn đề về đường tiêu hóa có khả năng rất cao thiếu vitamin k. Vì các vi khuẩn đường ruột cũng góp phần sản xuất ra vitamin K cung cấp cho cơ thể bé.

3. Cách bổ sung Vitamin K trực tiếp cho bé

- Để tránh tình trạng thiếu vitamin K ở trẻ sau sinh, thì 6h sau sinh bé cần được tiêmbổ sung một mũi tiêm phòng Vitamin K, sau đó có thể đi tiêm nhắc lại lần nữa khi trẻ có dấu hiệu chảy máu.



- Sữa mẹ là dinh dưỡng tốt nhất cho bé, nhưng khi bé được 4 tuần tuổi ngoài sữa mẹ nên bổ sung sữa ngoài để bé có thể hấp thụ nguồn vitamin K bên ngoài ngoài sữa mẹ.
- Mẹ có thể bổ sung cho trẻ uống vitamin K trong tuần đầu sau sinh và liều con lại sẽ bổ sung cho bé khi bé được 1 tháng tuổi ( nếu nuôi con bằng sữa mẹ ).
- Khi trẻ vào quá trình ăn dặm, mẹ có thể bổ sung vitamin từ các thực phẩm bé ăn hằng ngày.

4. Bổ sung vitamin K gián tiếp qua mẹ.

Vitamin K có nhiều trong nhiều các loại rau xanh như cải xanh, chân vịt,cải bắp, đậu hà lan, dưa chuột...Bên cạnh đó, một lượng Vitamin K khổng lồ còn được lưu trữ trong gan bò. Mẹ có thể ăn để bé hấp thụ vitamin K trên đường sữa mẹ.



Bên cạnh đó, mẹ cũng nên bổ sung Vitamin  K ngay khi trong thời kì thai kì, để sau sinh bé được hấp thụ và bổ sung lượng vitamin K cần thiết.
Các bài viết liên quan:
Béo phì ở trẻ, mẹ nên làm gì?
7 cách phòng tránh cận thị cho bé