Thứ Sáu, 9 tháng 3, 2018

Làm sao để phát triển ngôn ngữ cho trẻ sơ sinh?

Ngay từ khi sinh ra bé đã có thể  học được kỹ năng ngôn ngữ, giao tiếp và có thể phản ứng với các âm thanh khác nhau. Để làm được điều đó, cần có sự hỗ trợ rất lớn từ bố mẹ. Vậy làm cách nào để kích thích sự phát triển ngôn ngữ của trẻ sơ sinh? Hãy cùng Chăm sóc bé yêu tìm hiểu nhé!

1. Phát triển ngôn ngữ ở trẻ sơ sinh

Bố mẹ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển ngôn ngữ ở trẻ sơ sinh

Sự phát triển về mặt giao tiếp và ngôn ngữ của trẻ từ sơ sinh là một quá trình quan trọng và rất tuyệt vời. Trong thời gian này não trẻ đã được lập trình sẵn để học ngôn ngữ. Quá trình tiếp thu ngôn ngữ liên quan đến việc giao tiếp phi ngôn ngữ, xử lý âm thanh thành các thông điệp có ý nghĩa và học cách chuyển những âm thanh thành ngôn ngữ nói. Quá trình phức tạp này diễn ra khá suôn sẻ đối với hầu hết trẻ em, và nó mang tính tất yếu trong việc hỗ trợ và mang lại cơ hội để trẻ khám phá cũng như phát triển ngôn ngữ trong suốt thời gian này.

2. Làm thế nào để phát triển ngôn ngữ cho trẻ sơ sinh?

Gọi tên bé

Gọi tên bé giúp bé nhận diện được âm thanh, ngôn ngữ

Trẻ sau khi sinh được 1 hoặc 2 tuần là đã có thể nhận biết được khuôn mặt của bố mẹ, nhưng chỉ cần bố mẹ đi xa một hoặc 2 ngày là chúng sẽ quên ngay. Lúc này trẻ có khả năng cảm nhận âm thanh và mùi vị rất tốt. Chính vì vậy, việc bố mẹ thường xuyên gọi tên trẻ sẽ giúp cho bé cảm nhận và phân biệt âm thanh tốt hơn. Như vậy, mỗi lần bố mẹ gọi tên, bé sẽ nhận ra rằng "à, bố mẹ đang gọi mình" và hướng đầu ngay về phía bố mẹ.

Gọi tên sự vật, đồ vật

Cung cấp cho trẻ tên gọi của đồ vật và sự kiện là cách giúp trẻ mở rộng vốn từ và học thêm về sự vật sự việc xung quanh mình. Ba mẹ có thể dùng ngôn ngữ tay chân để phần miêu tả đồ vật và tên gọi thêm sinh động, trẻ sẽ học nhanh hơn và hứng khởi hơn. Hoặc miêu tả sự khác nhau giữa các đồ vật như ‘Gấu nhìn nhé, máy bay ở trên trời, còn xe hơi ở dưới đất’. Ngoài ra, chỉ vào đồ vật và gọi tên là cách đơn giản và hiệu quả để trẻ học cả tên gọi đi cùng đồ vật đó, như ‘quả táo, tủ lạnh, con vịt …’

Để bé chơi với sách

Để bé chơi với sách giúp bé làm quen và cảm thấy hứng thú với sách

Khi bé chơi với sách, bé đang khám phá cuốn sách bằng tất cả các giác quan của mình, thậm chí ngậm hay liếm sách thì ba mẹ đừng vội vàng ngăn cản. Việc giằng ngay cuốn sách khỏi tay bé, hay cấm đoán, tỏ ra không hài lòng khi trẻ làm vậy là không nên. Ba mẹ nên nghĩ đơn giản, nếu trẻ không đưa cuốn sách lên miệng thì cũng có thể sẽ đưa những thứ khác vào miệng, thậm chí là liếm láp cả sàn nhà chẳng hạn! Việc của ba mẹ là nên chuẩn bị những cuốn sách cho bé khám phá, đó là những cuốn sách phù hợp với độ tuổi của trẻ, được lau chùi cẩn thận, sạch sẽ để bé an toàn hơn khi tiếp xúc. Khi bé cố gắng lật giở các trang sách, thậm chí có thể làm rách sách, nhưng ba mẹ nên để cho bé thử làm, bởi cái gì cũng có lần đầu tiên mà, bé sẽ dần dần hoàn thiện kỹ năng và làm được việc đó dễ dàng sau này.

Trò chuyện với bé bất cứ lúc nào có thể

Mẹ hãy cố gắng trò chuyện với bé bất cứ lúc nào

Muốn phát triển ngôn ngữ cho trẻ thì ba mẹ hãy tận dụng khoảng thời gian thay tã, lau người, tắm, vệ sinh cho con, hay trong thời gian cho con bú, ba mẹ hãy trò chuyện với trẻ, chứ không phải chỉ cố gắng làm cho nhanh, cho xong việc. Trong khi làm những việc này, nếu ba mẹ không nghĩ ra chuyện gì để nói với con thì đơn giản nhất hãy kể lại, tường thuật lại những gì mà ba mẹ đang làm cho bé, hay những gì đang xảy ra xung quanh, đó có thể là điều bé nhìn thấy, cũng có thể là điều bé không nhìn thấy; hoặc ba mẹ cũng có thể hát cho bé nghe.

Đáp lại tiếng khóc

Đáp lại tiếng khóc của trẻ thay cho việc ngó lơ

Nhiều phụ huynh muốn tập cho con không quấy khóc nên cố “ngó lơ” khi trẻ khóc quấy. Đây là cách rất sai lầm. Hãy trả lời tiếng khóc, bằng cách nhìn vào mắt bé, gật đầu và nói những lời âu yếm. Bé sẽ biết rằng mình đang được lắng nghe, được sống trong một nơi an toàn, nơi mà các nhu cầu đều được đáp ứng. Người thân càng hiểu các tín hiệu của trẻ sẽ càng khích lệ trẻ giao tiếp.

Cho bé nghe hát

Mẹ và gia đình sẽ phải là người hỗ trợ bé tích cực nhất trong giai đoạn này. Những bài hát thiếu nhi rất có tác dụng trong giai đoạn hình thành ngôn ngữ từ 0-2 tuổi, vừa tăng vốn từ vựng, vừa kích thích lòng ham thích giao tiếp ở trẻ. Mẹ tự hát càng tốt, rồi tập cho trẻ hát theo, điều ấy giúp trẻ thấy thân thuộc, gần gũi hơn với giai điệu và ca từ.

Xem thêm:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét