Hiển thị các bài đăng có nhãn be-thong-minh-hon. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn be-thong-minh-hon. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 17 tháng 10, 2017

Những điều mẹ cần biết để bé thông minh vượt trội

Trong giai đoạn bé đang phát triển mẹ cần đặc biệt quan trọng quan tâm tới sự phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần của trẻ. Muốn bé tông minh cha mẹ cần hỗ trợ bé để bé phát triển trí não tốt nhất. Những điều mẹ cần biết để bé thông minh vượt trội chính là bí quyết chăm sóc bé yêu cho các mẹ!

Những điều mẹ cần biết để bé thông minh vượt trội

Định hướng tư duy cho trẻ

Đối với các bé đã đi học mẫu giáo, tức là bé từ 3-5 tuổi là bé đã bắt đầu có tư duy, khi bé mắc phải bất kỳ 1 vướng mắc nào đó, cha mẹ nên để bé tự giải quyết hoặc chỉ định hướng cho bé để bé tự tư duy. Điều này là cực kỳ cần thiết vì mẹ đang tạo điều kiện phát triển tư duy cho trẻ tốt hơn thay vì cách thụ động, và bố mẹ luôn làm mọi việc thay trẻ.

Chính tư duy của nhiều cha mẹ Việt Nam, tư tưởng xót con, giúp đỡ con vì con còn bé nhưng chính vì thế cha mẹ đã vô tình tước đoạt đi điều kiện để phát triển khả năng tư duy của trẻ. Lời khuyên dành cho cha mẹ là nên để con tự ngã tự đúng dậy, tự suy nghĩ nên mình phải giải quyết rắc rối như thế nào...

định hướng tư duy cho bé- cha mẹ nên quan tâm bé nhiều hơn

Cho bé ăn nhiều thực phẩm tốt cho trí não

Chế độ dinh dưỡng của trẻ là cực kỳ quan trọng trong giai đoạn đang phát triển, chính vì thế nếu mẹ muốn bé nhà mình thông minh vượt trội thì mẹ phải đặc biệt quan tâm tới chế độ ăn của trẻ, cho bé ăn những thực phẩm giàu dinh dưỡng và tốt cho sự phát triển của trí não. 

1. Trứng

Trứng vốn được xem là sản phẩm rất giàu Protein và Lecitin có tác dụng giúp tăng cường bộ nhớ, cải thiện trí não và giúp bé có sự tập trung tốt hơn vào những điều xảy ra xung quanh bé. 

2. Bí đỏ

Bí đỏ là loại thực phẩm rất tốt cho trí não con người và đặc biệt là sự phát triển trí não của trẻ nhỏ. Ngoài ra, hạt bí ngô chứa nhiều kẽm rất tốt cho não bộ giúp não hoạt động linh hoạt, tư duy nhanh hơn, nhạy bén hơn. 

Mẹ có thể chế biến bí ngô cũng với thịt gà hoặc thịt heo thành cháo ăn dặm rất bổ dưỡng cho trẻ, không những cung cấp chất dinh dưỡng mà còn bồi bổ trí thông minh và tăng cường trí não.

bí đỏ là loại thực phẩm rất tốt cho trí não của bé mẹ nên chế biến thành món cháo ăn dặm cho trẻ

3. Các loại rau xanh

Những loại rau xanh như cải bó xôi, cải xoăn, súp lơ.. những loại rau này vừa cung cấp chất xơ cho bé vừa có tác dụng tốt với trí não của trẻ. Nếu bé không thích ăn rau xanh thì mẹ có thể cho vào thực đơn hằng ngày của bé hoặc cho vào chế biến kèm với những loại thực phẩm khác như cuộn với trứng cho bé rất dễ ăn.

4. Cá

Vốn được xem là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, cá còn có công dụng thúc đẩy sự phát triển trí não của trẻ, đặc biệt là trẻ nhỏ. Mẹ nhớ cho bé ăn cá trong thực đơn hằng ngày, chế biến cá thành những món cháo ăn dặm bổ dưỡng. 

Tuy nhiên, nhiều loại cá có rất nhiều xương, mẹ chú ý gỡ bỏ hết xương rồi hãy nấu cho bé ăn để đề phòng các bé bị hóc xương sẽ nguy hiểm tới tình trạng sức khỏe của trẻ. 

Cho bé tham gia các hoạt động vui chơi có ích

Đối với các bé lớn hơn, tầm từ 3 tuổi trở nên, cha mẹ nên dành thời gian đưa con đi tham gia các hoạt động vui chơi có ích, giúp bé có môi trường thỏa sức sáng tạo, rèn luyện trí não, và phát triển cả về thể lực lẫn trí tuệ.

cho bé tham gia các hoạt động vui chơi bổ ích

Ngoài ra có thể cho bé tham gia vào các lớp học rèn luyện kỹ năng mềm về phát triển tư duy và khả năng xử lý tình huống trong cuộc sống. Lớp học này sẽ rất hữu ích cho sự phát triển não bộ và tư duy của trẻ, cha mẹ hoàn toàn yên tâm. 

Thôi thúc con tìm hiểu

Bất kể khi nào con có thắc mắc hay gặp phải những rắc rối gì, cha mẹ nên thôi thúc và khuyên khích con tự tìm hiểu thay vì giải quyết vấn đề đó cho con mà con không cần phải suy nghĩ. Điều này lâu dần sẽ tạo thành thói quen tư duy cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ, sau này sẽ có tác dụng rất lớn cho quá trình học tập và phát triển của con. 

Có rất nhiều phương pháp cha mẹ có thể rèn luyện dể phát triển trí thông minh cho con. Trên đây là 1 số phương pháp cho các bậc cha mẹ tham khảo.
Chúc các bé yêu luôn mạnh khỏe và thông minh!

thôi thúc con tự tìm hiểu là 1 trong những phương pháp rèn tư duy cho trẻ

Xem thêm: 





Thứ Ba, 10 tháng 10, 2017

Các bài tập giúp trẻ sơ sinh khỏe mạnh cứng cáp

Những bài tập thể dục luôn luôn mang lại lợi ích cho tất cả mọi lứa tuổi. Với trẻ sơ sinh, không những giúp bé tiêu hóa tốt hơn, tránh hiện tượng đầy hơi, chướng bụng mà còn giúp cơ bắp của trẻ phát triển khỏe mạnh, tạo điều kiện để cho các hoạt động thể chất của trẻ sau này được linh hoạt hơn, giúp bé thông minh hơn. Chăm sóc bé yêu sẽ hướng dẫn bạn một số  bài tập giúp trẻ sơ sinh khỏe mạnh ở bài viết dưới đây nhé. 

1. Nằm sấp 


Nằm sấp giúp trẻ tăng khả năng vận động, khả năng linh hoạt giữa cổ, vai, lưng và tay

Đối với người lớn thì nằm sấp là tức ngực khó thở, nhưng đối với trẻ sơ sinh lại hoàn toàn ngược lại. Trẻ sơ sinh đã được rèn luyện nằm sấp từ trong bụng mẹ bằng nước ối và nhau rốn. Vậy nên, khi mới chào đời, việc nằm sấp sẽ quen với trẻ hơn.

Cách tập: Mẹ cho trẻ nằm sấp xuống nền êm, hướng về phía các đồ chơi. Sau đó trẻ sẽ tự ngỏng cổ lên, chân tay múa máy,...

Việc nằm sấp không những bé thích thú hơn mà còn tăng khả năng vận động, khả năng linh hoạt giữa cổ, vai, lưng và tay thành thạo cùng với thị giác phát triển chính là tiền đề giúp não bộ trẻ phát triển toàn diện. Hạn chế tình trạng méo, bẹp đầu  ở trẻ.

Khi trẻ nằm sấp, mắt của trẻ được nhìn thẳng và tầm mắt của trẻ cũng được xa hơn giúp thị giác của trẻ được phát triển nhanh hơn

2. Bài tập lăn tròn 

Đây được xem là bài tập giúp trẻ sơ sinh khỏe mạnh  mà cả mẹ và bé lại dễ thực hiện.

Cách tập: mẹ đặt trẻ nằm ngửa trên giường êm, sau đó mẹ lật người bé qua lại theo hướng lăn tròn trong khoảng 30 giây mỗi lần.

Bài tập giúp cơ lưng của trẻ phát triển tốt hơn, giúp trẻ phân biệt 2 bên trái phải khác nhau.

3. Bài tập đạp xe

Bài tập xe đạp  tạo nền tảng cho quá trình tập đi của bé sau này.

Cách tập. Cho bé nằm ngửa trên một tấm mền. Nắm cổ chân bé vận động lên xuống giống như đang đạp xe đạp vậy.
 
Bài tập giúp con phát triển các cơ chân, hông, đầu gối và bụng, tăng cường tính linh hoạt của các múi cơ, tạo nền tảng cho quá trình tập đi của bé sau này.

4. Bài tập kéo co 

Bài tập này nên áp dụng với các bé trên 2 tháng tuổi, cơ thể cứng cáp hơn.  

Cách tập: mẹ cho bé nằm ngửa, nắm lấy lòng bàn tay của bé kéo rồi từ từ kéo bé lên theo hướng ngồi dậy, rồi lại thả bé về vị trí cũ.

Bài tập giúp trẻ tăng cường cơ bụng, cơ tay, lưng và cổ,... tăng khả năng cầm nắm.

5. Bài tập nâng và nắm bắt đồ vật

Tự nắm và chơi đồ vật giúp trẻ nâng cao khả năng phản xạ 

Bài tập này có tác dụng tăng cường hệ cơ vai, cánh tay, bàn tay. Hơn nữa là nâng cao khả năng phản xạ cho trẻ và giúp trẻ nhận biết đồ vật sớm hơn.

Bạn chỉ cần để đồ chơi trước mặt trẻ cho trẻ tự bắt lấy, tự cầm nắm, sau đó chuyển sang đồ chơi khác. Những loại đồ chơi phát sáng hoặc có âm thanh là gợi ý rất hữu ích cho mẹ đấy. 

Mẹ hãy sử dụng những  bài tập giúp trẻ sơ sinh khỏe mạnh cứng cáp  để đảm bảo sự phát triển tốt nhất cho con nhé. 

Xem thêm: 



Thứ Sáu, 29 tháng 9, 2017

Những điều cực quan trọng mẹ cần biết khi tắm cho bé

Với nhiều mẹ, nhất là những người lần đầu làm mẹ thì có lẽ việc tắm cho trẻ, trẻ sơ sinh là 1 thử thách. Vì nếu không biết cách và không quen thì mẹ có thể khiến bé khó chịu và tắm cho bé không sạch. Chăm sóc bé yêu sẽ mách mẹ Những điều cực quan trọng mẹ cần biết khi tắm cho bé. Mong rằng bài viết sẽ hữu ích cho các mẹ!

tắm cho bé đúng cách không phải mẹ nào cũng biết

Những lợi ích khi tắm cho bé

Được tắm bé ngủ ngon hơn

Chắc chắn 1 điều rằng khi cơ thể bé sạch sẽ thì giấc ngủ của bé sẽ ngon hơn và ngủ sâu giấc hơn. Chính vì vậy việc mẹ tắm cho bé là điều cực kỳ cần thiết. Các mẹ nhớ tắm đều cho bé có thể lúc chiều tối sau khi cho bé ăn xong, buổi tối bé sẽ ngủ ngon hơn!

Tránh được các bệnh về da

Theo dân gian, khi tắm cho trẻ đặc biệt là trẻ sơ sinh các mẹ thường dùng các loại lá của các loại cây lành với da và có công dụng làm mát da như sài đất, rau má...

Chính vì dùng những loại lá như vậy giúp bé phòng tránh được những bệnh về da như rôm sảy, mẩn ngứa hay 1 số bệnh da khác. 

Những lưu ý khi tắm cho trẻ sơ sinh


nhiệt độ nước tắm cho trẻ sơ sinh rất quan trọng đối với da của bé

- Tắm nhẹ nhàng: không phải bé nào cũng thích tắm, nhiều bé đặc biệt sơ nước, vì vậy khi tắm cho bé mẹ chú ý tắm nhẹ ngàng, không nên kỳ mạnh vào người bé sé khiến bé có cảm giác đau. 

- Quấn khăn giữ ấm cho bé rồi mát xa nhẹ nhàng: vì da bé vẫn còn non và nhạy cảm nên mẹ phải nhẹ nhàng, vừa mát xa vừa đưa khăn lau khắp người bé cho sạch.

- Pha nước ấm: nước tắm cho bé phải là nước ấm. Mẹ nhớ đun nước rồi hòa với nước lạnh, kiểm tra kỹ xem nước đã vừa chưa rồi mới cho bé tắm. Tránh việc nước quá nóng hoặc quá lạnh có thể gây bỏng rát hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. 

- Dùng các loại cây dân gian: những loại cây dân gian có công dụng làm mát cơ thể, chống mẩn ngứa và viêm nhiễm cho bé, và đặc biệt những loại cây này rất lành tính đối với da trẻ sơ sinh. 

- Nâng đỡ bé cẩn thận khi tắm: đối với trẻ sơ sinh nếu mẹ bế bé mạnh tay hoặc quá chặt có thể khiến bé bị đau và nếu sai tư thế khi tắm hoặc bế có thể khiến bé bị vẹo cột sống.

tuyệt đối không để bé 1 mình trong chậu tắm, mẹ phải ở bên để tắm cho bé 
- Chuẩn bị sẵn sàng trước khi cho bé tắm: mẹ nhớ chuẩn bị trước khăn tắm, nước ấm, phấn rôm đầy đủ trước khi cho bé vào tắm để không bị cuống. 

- Trẻ sơ sinh tuyệt đối không được tắm bằng vòi hoa sen: Nhiều mẹ vì tắm vòi hoa sen cho trẻ mà khiến con bị bỏng do không đẻ ý đến nhiệt độ nước. Hơn thế nữa nước trong vòi hoa sen 

- Đối với những bé lớn hơn khoảng 5-6 tháng mẹ có thể cho bé ngồi hẳn vào trong chậu để tắm vì bé đã cứng cáp hơn, mẹ cod thể để bé đùa nghịch trong chậu nước 1 lúc bé sẽ càng thích thú hơn mỗi lúc đi tắm.

Lưu ý khi gội đầu cho bé

- Mẹ nên sử dụng loại dầu gội đầu không cay mắt và an toàn cho da đầu bé

- Nếu bé không thích gội đầu mẹ có thể:
  • Mẹ cho bé nghịch nước 1 lúc hoặc có thể cho bé tự cầm vòi sen để làm ướt tóc trước khi gội
  • Có thể cho 1 loại đò chơi gì đó như vịt nước hay gà con để vào trong chậu nước đề cho bé nghịch rồi mẹ có thể nhẹ nhàng gội đầu cho bé.
bọt dầu gội dây vào mắt trẻ có thể khiến bé bị cay, mẹ nên chú ý

- Tránh kỳ mạnh hoặc cọ sát vào da đầu bé có thể ảnh hưởng đến não bộ và trí thông minh của trẻ sau này vì da dầu của bé còn rất mỏng- mẹ nên cản thận

Các tin liên quan:





Thứ Ba, 26 tháng 9, 2017

Muốn con thông minh mẹ cần làm gì?

Đối với trẻ nhỏ, việc phát triển trí não ngay từ khi còn nhỏ là cực kỳ quan trọng, nó sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển trí tuệ của trẻ sau này. Chính chế độ ăn uống và vui chơi của trẻ là điều mà các mẹ cần quan tâm. Tuy nhiên không phải cứ những đồ ngon, cho bé ăn nhiều là tốt, mẹ phải biết cách chọn lọc thực phẩm cho trẻ. Muốn con thông minh mẹ cần làm gì? đây cũng là nỗi băn khoăn của nhiều bà mẹ. Hãy cùng tìm hiểu để chăm sóc bé yêu thông minh nhé!

chăm sóc con thông minh, phát triển khỏe mạnh như thế nào?

Chăm sóc con thông minh ngay từ trong bụng mẹ

Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Chế độ ăn uống cho bà bầu trong quá trình mang thai để bé có thể phát triển khỏe mạnh đòi hòi mẹ cần phải có những kiến thức đúng về thực phẩm. Đặc biệt muốn bé thông minh ngay từ khi còn trong bụng mẹ thì bà bầu nên bổ sung thực phẩm giàu omega 3, axit béo giúp tăng cường đáng kể chỉ số IQ.

Những thực phẩm "vàng" cho sự phát triển trí não của bé mẹ có thể tham khảo như: đạu bơ, các loại ngũ cốc, yến mạch, trứng hay nhiều loại cá béo khác chứa nhiều DHA và EPA rất tốt cho mẹ bầu và trí não của trẻ.

Thư dãn cơ thể

thư dãn cơ thể, giảm căng thẳng, stress khi mang thai để con thông minh, khỏe mạnh

Không chỉ sức khỏe mà tâm lý của bà bầu cũng rất quan trọng. Mẹ nhớ để đầu óc thư thái, tránh suy nghĩ nhiều gây căng thẳng, stress sẽ ảnh hưởng không tốt tới thai nhi trọng bụng.

Bà bầu nên tránh hoạt động nhiều, làm việc nặng ảnh hưởng tới sức khỏe, có thể bị sảy thai bất cứ lúc nào.

Nghe nhạc, đọc sách hoạt động nhẹ nhàng

Đọc sách, nghe nhạc là những hoạt động tốt giúp cơ thể của mẹ thư dãn. Ngoài ra việc cho bé nghe nhạc cũng giúp phát triển trí não bé tốt hơn. Các nhà khoa học chỉ ra rằng trẻ 8 tháng tuổi đã có khả năng ghi nhớ 1 số từ vựng mà người khác nói với chúng. Chính vì vậy việc mẹ cho bé nghe nhạc, đọc sách là điều kiện tốt hỗ trợ sự phát triển khả năng ngôn ngữ cho bé sau này.

Giao tiếp với bé

bố mẹ thường xuyên giao tiếp với bé giúp bé thông minh hơn

Các mẹ đừng nghĩ rằng việc nói chuyện với thai nhi là vô tác dụng vì bé không thể nghe hiểu được nha. Thực tế là thai nhi trong bụng có thể nghe thấy bất kỳ âm thanh nào từ bên ngoài trong đó bao gồm cả giọng nói của mẹ. Vì thế cha mẹ nên thường xuyên trò chuyện cùng bé, kể chuyện cho bé nghe. Sự giao tiếp gẫn gũi có thể tăng khả năng liên kết giữa mẹ và bé. 

Tập thể dục khi mang thai

Với những bài tập dành riêng cho bà bầu các mẹ vừa tăng cường sức khỏe cho mình vừa tăng cường sức khỏe cho sự phát triển của thai nhi trong bụng. Tập thể dục giúp mẹ giảm căng thẳng, giảm stress, rất tốt cho cơ thể. 

Tuy nhiên, ở mỗi giai đoạn mang bầu sẽ có những bài tập khác nhau mẹ lựa chọn tập theo từng giai đoạn sẽ tốt hơn cho cả mẹ và bé.

Bé cứng cáp nên cho bé ra ngoài nhiều hơn

cho bé ra ngoài nhiều hơn để bé thỏa sức sáng tạo

Cho bé tiếp xúc với môi trường bên ngoài nhiều hơn thay vì mẹ suốt ngày giữ bé trong nhà vì sợ bẩn sợ ốm. Trên thực tế, mẹ nên cho bé tiếp xúc với môi trường giúp tăng sức đề kháng, tăng sự sáng tạo, để bé thỏa sức vui chơi... Đây chính là cách mẹ giúp bé phát triển trí não 1 cách tự nhiên. 

Bên cạnh đó, nếu mẹ cứ nhốt bé trong nhà, không tiếp xúc trò chuyện với con vì bận làm việc sẽ khiến con bị chậm phát triển, trí não vì thế cũng kém phát triển theo.. nặng hơn là có nguy cơ bị mắc bệnh trầm cảm.

Cho bé học tập, vui chơi theo đúng sở thích

Trẻ nhỏ thường có trí tò mò, nhất là những bé bắt đầu chập chững biết nói, biết đi. Chính vì thế mẹ nên cho bé vui chơi theo đúng sở thích của trẻ, kích thích trí tò mò, khả năng tự tìm hiểu. Ban đầu cứ cho bé tự học, sau dần mẹ có thể định hướng cho bé ví dụ như học tiếng anh chẳng hạn. Đây chính là chất xúc tác tốt cho bé phát triển trí tuệ sau này. 

Chúc các bé luôn khỏe mạnh và thông minh!

Xem thêm:

Thứ Sáu, 15 tháng 9, 2017

Phân bố thời gian ngủ cho trẻ theo từng lứa tuổi- mẹ có biết?

Đối với trẻ nhỏ, quá trình phát triển và lớn lên cần có sự kết hợp của rất nhiều yếu tố, sự chăm sóc của cha mẹ, nguồn dinh dưỡng từ thực phẩm và điều quan trọng đối với bé đó là giấc ngủ. Vậy theo các mẹ trung bình 1 ngày bé cần ngủ bao nhiêu tiếng, bé 1 tuổi ngủ bao nhiêu, bé 2-3 tuổi ngủ bao nhiêu?? Bài viết Phân bố thời gian ngủ cho trẻ theo từng lứa tuổi- mẹ có biết? dưới đây sẽ cung cấp cho các mẹ kiến thức để sắp xếp thời gian ngủ cho bé 1 cách tốt nhất!

1 ngày bé cần ngủ bao nhiêu giờ để đảm bảo sức khỏe?
làm sao để chăm sóc giấc ngủ tốt cho bé?

Tầm quan trọng đáng ngờ của giấc ngủ đối với trẻ

Trẻ nhỏ có 2 việc quan trọng nhất đó là ăn và ngủ. Bé ngủ đủ giấc kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ phát triển tốt cả về thể chất lẫn tinh thần

Ngược lại trẻ thiếu ngủ sẽ dẫn tới hiện tượng bé quấy khóc, không chịu ăn, lười ăn. Vì thế mà bé không hấp thụ được nguồn dinh dưỡng từ thức ăn, chậm phát triển. Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên sẽ là mối lo ngại với các mẹ bởi bé sẽ chậm lớn và có thể mắc các chứng bệnh khác. 

Bên cạnh đó nếu bé có giờ ngủ lộn xộn trong thời gian dài có thể gây ảnh hưởng rõ rệt tới sức khỏe của bé do gián đoạn nhịp điệu sinh học dẫn đến thiếu ngủ. Điều này sẽ dẫn phá hoại sự phát triển của não bộ và khả năng điều chỉnh hành vi của trẻ. 

thời gian ngủ đủ trong ngày là rất cần thiết đối với sức khỏe mỗi bé

Theo các nhà nghiên cứu, giai đoạn đầu có ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe của trẻ. Trong những năm đầu đời, giờ ngủ không điều độ sẽ khiến bé bị suy nhược tinh thần, trẻ chậm phát triển và có thể hình thành trog trẻ những thói quen xấu.

Phân bố thời gian ngủ cho trẻ theo từng lứa tuổi

- Trẻ từ 1-4 tháng: thời gian này là giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình phát triển của mỗi bé. Bé trong độ tuổi này cần ngủ từ 14-15 tiếng mỗi ngày. Khi trẻ được nhiều tuần tuổi hơn bé sẽ có xu hướng ngủ ít đi nhưng sẽ ngủ lâu hơn vào các buổi tối. 

- Bé từ 4 tháng- 1 tuổi: thời gian lý tưởng nhất cho bé ngủ là đủ 15 tiếng mỗi ngày. Tuy nhiên các bé tầm 1 tuổi sẽ ngủ ít hơn co số 15. Đây là giai đoạn lý tưởng để bé hình thành thói quen ngủ giống người lớn vì bé đã bắt đầu biết nhận thức và suy nghĩ hành động bắt chước người lớn

- Bé từ 1-3 tuổi: số giờ cần thiết cho bé ngủ là 12-13 tiếng mỗi ngày. Thông thường các bé sẽ có 3 giấc ngủ mỗi ngày đó là sáng, trưa, tối. Tuy nhiên các bé 1 tuổi ngủ vào buổi sáng sẽ không còn nữa thay vào đó là thời gian chơi, ăn uống. Khi bé biết đi, sẽ có thêm thời gian ngủ trưa khoảng 30 phút. Nghỉ ngời vào buổi trưa sẽ giúp cơ thể bé điều hòa tốt hơn và hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn.

đối với mỗi trẻ sẽ có nhu cầu về giấc ngủ là hoàn toàn khác nhau

- Trẻ từ 3-6 tuổi: cần ngủ 10-12 tiếng mỗi ngày. Ở giai đoạn này các bé thường đi ngủ lúc 8-9h tối và thức dậy 6-7h sáng. Thói quen ngủ trưa vãn còn nhưng bé từ 5 tuổi trở ra sẽ không còn ngủ trưa nữa.

-Trẻ từ 6 tuổi trở ra sẽ hình thành thói quen ngủ của riêng mình tùy theo hoạt động hằng ngày của bé.

Làm sao cho bé ngủ ngon giấc?

  • Mẹ nên tập cho bé thói quen ngủ sớm và ngủ đúng giờ, tránh đi ngủ muộn hoặc thức quá muộn sẽ ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ của trẻ
  • Hạn chế các kích thích từ bên ngoài: buổi tối lúc gần đi ngủ không nên cho bé chơi các thiết bị điện tử, bé sẽ ham mê và khó lòng dứt ra được. 
  • Mẹ giảm ánh sáng hoặc tiếng ồn có thể tác động đến giác ngủ của bé
không nên cho trẻ nghịch điện thoại hoặc các thiết bị điện tử trước khi ngủ
  • Bên cạnh đó bữa tối mẹ không nên cho bé ăn quá nhiều mà chỉ nên cho ăn lượng vừa đủ. Nếu ăn no quá khi ngủ bé sẽ bị tức bụng khó chịu. 
  • Tắm rửa sạch sẽ cho bé, phòng ngủ của bé gọn gàng, khô thoáng sẽ giúp bé dễ dàng đi vào giấc ngủ và có giấc ngủ sâu hơn và ngon hơn rất nhiều
  • Hạn chế tối đa các chấn thương về tâm lý: quát mắng trẻ, cho trẻ xem phim kinh dị... trước khi ngủ là điều mà cha mẹ tuyệt đối tránh nếu muốn con mình có 1 giấc ngủ ngon.
  • Với mỗi trẻ sẽ có chế độ ngủ khác nhau và thời gian ngủ khác nhau. Khi ngủ đủ giấc bé sẽ tự tỉnh dậy và mẹ không nên đánh thức bé quá sớm sẽ ảnh hưởng tới bé.
Mong rằng các mẹ đã có cho mình những thông tin hữu ích trong việc chăm sóc giấc ngủ cho bé để bé nhà mình luôn khỏe mạnh nhé!





Thứ Ba, 5 tháng 9, 2017

Thực phẩm "vàng" cho trí thông minh của trẻ

Sự phát triển trí não là điều cực kỳ quan trọng mà các bậc cha mẹ cần phải quan tâm ngay từ những năm đầu đời của con. Chính vì thế mẹ cần trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để cung cấp cho bé những dưỡng chất thiết yếu nhất cho quá trình phát triển não bộ của trẻ. Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết Thực phẩm "vàng" cho trí thông minh của trẻ dưới đây nhé!

1.Đậu phộng và bơ đậu phộng

Đậu phộng, bơ đậu phộng là thực phẩm bổ dưỡng với nhiều vitamin, khoáng chất, protein, chất xơ và chất béo không bão hòa. Đây là nguồn dưỡng chất tự nhiên giúp nuôi dưỡng não và hệ thần kinh cho trẻ.
Thành phần protein trong đậu phộng cần thiết để não bộ sản xuất chất dẫn truyền thần kinh, khi não sản xuất chất dẫn truyền, trẻ sẽ có cảm giác tỉnh táo hơn.

bé thông minh nhờ những thực phẩm giàu dinh dưỡng 

4. Các loại ngũ cốc

Não cần cung cấp liên tục nguồn glucose để hoạt động, nguồn chất xơ có trong ngũ cốc sẽ giúp điều chỉnh hài hòa lượng đường glucozơ có trong cơ thể, tạo điều kiện giúp cơ thể bé phát triển cân đối, toàn diện. Ngoài ra trong ngũ cốc có chứa một lượng lớn vitamin nhóm A, B và C giúp nuôi dưỡng các tế bào và hệ thống thần kinh.

5. Yến mạch, bột yến mạch

Khi nói đến thức ăn cho não, bột yến mạch là một trong những thực phẩm hàng đầu mà chuyên gia sức khỏe khuyên dùng. Bột yến mạch cung cấp glucose, đây là nguyên liệu cơ bản của não bộ, ngoài ra yến mạch còn chứa vitamin E, vitamin B, kali và kẽm...cần thiết cho sự hoạt động của não.
Đây là một trong 5 thực phẩm giúp làm giảm cholesterol hàng đầu nhờ vào chất xơ hòa tan của nó. Chất xơ hòa tan giúp làm giảm Lipoprotein (tập hợp những khối tạp gồm mỡ và đạm trong máu), từ đó làm giảm sự hấp thu cholesterol vào máu của trẻ. Quá nhiều chất béo và cholesterol có thể liên quan đến tổn thương não theo thời gian.

6. Các loại quả mọng


các loại quả mọng tốt cho trí não của bé

Quả mọng luôn được coi là những siêu thực phẩm cho trẻ em vì nó rất giàu dinh dưỡng, chúng chứa hàm lượng cao các chất flavonoid và bioflavonoids như anthocyanidins - trong đó cung cấp rất nhiều chất chống oxy hóa và có đặc tính kháng viêm. Các chất oxy hóa sẽ bảo vệ não khỏi sự tổn thương bởi các gốc tự do có hại. Omega 3 trong thực phẩm này cũng là chất béo có lợi cho não.

Đây là một trong 5 thực phẩm giúp làm giảm cholesterol hàng đầu nhờ vào chất xơ hòa tan của nó. Chất xơ hòa tan giúp làm giảm Lipoprotein (tập hợp những khối tạp gồm mỡ và đạm trong máu), từ đó làm giảm sự hấp thu cholesterol vào máu của trẻ. Quá nhiều chất béo và cholesterol có thể liên quan đến tổn thương não theo thời gian.

7. Trứng

Trứng chứa 14 loại vitamin và các chất dinh dưỡng thiết yếu bao gồm vitamin A, D, E, B12, sắt và folate, omega 3.. Đây là nguồn thực phẩm chứa nguồn protein hoàn chỉnh, mỗi quả trứng chứa 6 gram protein, protein hỗ trợ tái tạo tế bào mới của cơ thể, giúp trẻ phát triển và khỏe mạnh hơn.

Nguồn choline tự nhiên trong trứng có tác dụng trong việc xây dựng các màng tế bào và duy trì chức năng não bộ, 1 quả trứng có chứa khoảng 100 mcg choline. Trứng còn chứa nhiều axit folic, vitamin tan trong nước này cũng không kém phần quan trọng đối với sức khỏe thần kinh ở trẻ em.


8. Các loại cá béo

Các loại cá béo như cá hồi, cá ngừ là nguồn chứa axit béo Omega 3 DHA và EPA tuyệt vời, cả 2 đều cần thiết cho sự phát triển chức năng não bộ. Trong thực tế, những nghiên cứu gần đây cho thấy những trẻ nhận nhiều axit béo trong khẩu phần ăn uống có tư duy sắc bén hơn và làm tốt hơn ở các bài kiểm tra kỹ năng tâm thần.

9. Sữa và sữa chua

Thực phẩm từ sữa và sữa chua chứa nhiều protein và vitamin B rất cần thiết cho sự tăng trưởng của các tế bào não và các chất dẫn truyền thần kinh. Protein và carbohydrate trong sữa chua cũng là nguồn năng lượng ưa thích cho não bộ.

sữa chua cực tốt cho bé

10. Thịt bò và những nguồn thay thế khác

Sắt là một khoáng chất cần thiết giúp sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh và ảnh hưởng đến khả năng nhận thức của trẻ. Trong thực tế, chỉ cần 30g thịt bò mỗi ngày đã có thể giúp trẻ hấp thu chất sắt từ các nguồn khác. Thịt bò cũng chứa nhiều kẽm giúp tăng trí nhớ cho trẻ.
Đối với những trẻ ăn chay, đậu đen và đậu nành là một lựa chọn giàu chất sắt.

Chúc bé luôn mạnh khỏe và thông minh!