Hiển thị các bài đăng có nhãn dinh-duong-cho-be. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn dinh-duong-cho-be. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 4 tháng 11, 2017

Béo phì ở trẻ- mẹ nên làm sao?

Hiện nay bệnh béo phì đang tăng đáng kể ở trẻ em.Đi kèm với nó là rất nhiều căn bệnh phát sinh ra sau khi mắc chứng béo phì điều này gây rất nhiều hệ quả cho tương lai sau này của bé. Vậy, bé bị béo phì, mẹ phải làm sao? Cùng chăm sóc bé yêu đi tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng tránh để bé phát triển khỏe mạnh nhất.

1. Nguyên nhân dẫn đến béo phì từ đâu?

Béo phì ở trẻ nhỏ hiện nay là căn bệnh khá phổ biến. Có rất nhiều nguyên nhân chính căn bệnh này mà mẹ cần biết
* Bé bị béo phì do chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống không khoa học và chưa hợp lí là một trong những nguyên nhân trực tiếp gây lên tình trạng này của trẻ. Bữa ăn trong gia đình quá nhiều dưỡng chất mà không được phân bổ hợp lí. Các thực phẩm chứa lượng mỡ cao như thức uống có gas, đồ ăn nhanh, đồ ăn được chế biến sẵn..nếu được ăn thường xuyên sẽ gây đến tích tụ mỡ mà dẫn đến béo phì.
* Béo phì nguyên nhân do gen di truyền : béo phì ở trẻ nguyên nhân xuất phát từ di truyền ở bố mẹ. Nghiên cứu chỉ ra rằng, trẻ em có nguy cơ mắc béo phì cao hơn 4 lần nếu có bố hoặc mẹ đang mắc bệnh béo phì, và cao gấp 8 lần nếu cả bố và mẹ cùng bị chứng bệnh này.

* Nguyên nhân béo phì do lười vận động:.Các thiết bị công nghệ phát triển, thay vì các hoạt động ngoài trời gần gũi với thiên nhiên, phần lớn trẻ em lại dành thời gian trong nhà,xem tivi, chơi game, dẫn đến khả năng vận động của các em bị thuyên giảm. lượng mỡ thừa trong cơ thể không có cơ hội giải phóng ra bên ngoài trong khi năng lượng hấp thụ vào liên tục.



2. Tác hại mà béo phì để lại là gì?

* Mất cân bằng trong cuộc sống : Đây là một trong những hậu quả đầu tiên trẻ gặp phải. Khi cơ thể quá khổ , trẻ sẽ cảm thấy nặng nề, đặc biệt trong những ngày thời tiết nóng trẻ ngại ra mồ hôi dẫn đến lười vận động. Một vòng tròn luẩn quẩn càng làm bệnh béo phì ở trẻ trở nên nghiêm trọng.
* Ảnh hưởng đến học tập : Trẻ mắc bệnh béo phì thường cảm thấy nặng nhọc, chậm chạp hơn trong việc học tập và tiếp thu kiến thức. Với cơ thể của mình cũng tạo cho trẻ cảm giác chán nản, mệt mỏi, không tập trung vào học tập, dẫn đến kết quả không được cao so với những em khác.
* Có nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm : Bệnh béo phì ở trẻ về lâu dài sẽ kéo theo rất nhiều các bệnh nguy hiểm khác như tiểu đường, tim mạch, nội tiết, ung thư,...



3. Làm sao để phát hiện trẻ bị béo phì?


Cha mẹ thường xuyên theo dõi, giám sát đường cong đồ thị biểu diễn các chỉ số cơ thể (indice corporelle) của cơ thể. Chỉ số cơ thể (c.s.c.t) được đo bằng tỷ số:
C.s.c.t = cân nặng (tính bằng kg) / [chiều cao (tính bằng M)]2



Đồ thị ghi sự biến đổi của các chỉ số cơ thể của trẻ phải được ghi lại theo thời gian thường là 1 tháng 1 lần và có được sự theo dõi, giám sát của thầy thuốc nhi khoa hằng năm.
Hơn 50% trẻ em béo phì ở tuổi lên 6, sẽ vẫn béo phì ở tuổi trưởng thành; nếu trẻ vẫn bị béo phì ở tuổi lên 10 thì có đến 70-80% số trẻ sẽ vẫn rơi vào tình trạng đó khi lớn lên.

4. Cách phòng tránh béo phì ở trẻ. 

Áp dụng chế độ ăn hợp lí và tăng khả năng vận động ở trẻ là 2 cách cơ bản nhất để phòng chống béo phì ở trẻ.
Cha mẹ nên khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động bên ngoài, tập thể dục và chơi thể thao, không những các con có sức khỏe tốt mà còn không bị béo phì. 



Mẹ chú ý đến bữa ăn cho bé, cho trẻ ăn đúng giờ, không bỏ bữa nhất là bữa sáng Cho trẻ ăn chậm nhai kỹ, bữa ăn nên kéo dài tối thiểu 20 phút. Không cho trẻ ăn vặt quá nhiều, đặc biệt đồ ăn nhanh nhiều dầu mỡ. Nên chế biến cho trẻ những món ăn có nhiều chất xơ như rau, quả. Hạn chế   chất béo như mỡ, phủ tạng động vật như gan, tim, cật, óc, da động vật, các món chiên nhiều dầu. hạn chế thức uống có đường như nước ngọt, nước trái cây hương liệu.
Chăm sóc sức khỏe cho con từ nhỏ sẽ tạo tiền đề lớn lên khỏe mạnh sau này của bé. 

Các bài viết liên quan:



Thứ Sáu, 3 tháng 11, 2017

7 cách phòng tránh cận thị cho bé

Hiện nay, không khỏi giật mình khi độ tuổi người bị mắc cận thị đang ngày càng trẻ hóa, đặc biệt số lượng trẻ phải đeo kính trong những năm gần đây tăng chóng mặt. Làm thế nào để phòng tránh cận thị cho trẻ tốt nhất. Gợi ý cho các mẹ 7 cách giúp bảo vệ chăm sóc đôi mắt của bé luôn khỏe mạnh.

 1. Mẹ chọn cho con bàn học phù hợp.

Cha mẹ không thường không để ý nhưng việc chọn bàn học phù hợp cho bé sẽ giúp bé ngồi đúng tư thế khi học và ngăn ngừa cận thị.
Để chọn được bàn phù hợp, bố mẹ ghi nhớ công thức dưới đây:

Chiều cao ghế = Chiều cao cơ thể x 0.27

Chiều cao bàn = Chiều cao cơ thể x 0.46







2. Luôn ngồi đúng tư thế

Tư thế ngồi học của bé cũng tác động không nhỏ đến đôi mắt bé, khoảng cách mắt  trẻ đến mặt bàn khoảng 25-30cm là khoảng cách tốt nhất để bảo vệ đôi mắt cho trẻ. Bên cạnh việc giữu khoảng cách mắt thì khi ngồi học bố mẹ nhắc bé ngồi thẳng lưng, mắt nhìn thẳngkhông nghiêng đầu sang một bên.


3. Đảm bảo ánh sáng thích hợp.

Trẻ thường có thói quen đọc sách khi nằm  trên giường nơi có ánh sáng không đủ đây là điều ba mẹ nên chú ý và đặc biệt nên tránh cho trẻ.
 Nơi trẻ học bài và đọc sách nên đảm bảo đủ ánh sáng, tốt nhất là ánh sáng trắng nhìn rõ như ánh sáng tự nhiên Nếu phòng học của con rộng, ánh sáng phân tán nhiều thì các mẹ có thể mua cho con một chiếc đèn bàn học.


4. Xem tivi, chơi game, dùng máy tính... phù hợp.

Rất nhiều bậc cha mẹ sai lầm khi lạm dụng công nghệ vào việc dỗ dành trẻ lâu dần thành thói quen không tốt, khiến trẻ quá ham mê và tập trung vào các đồ công nghệ. Đó cũng là một trong các nguyên nhân khiến mắt trẻ bị cận sớm. Mẹ nên hạn chế cho con sử dụng các thiết bị công nghệ, thay vào đó cha mẹ nên khuyến khích con tham gia các hoạt động lành mạnh ngoài trời để đôi mắt luôn khỏe mạnh.


5.Dạy trẻ cách thư giãn mắt. 

Cũng như người lớn, các bé cũng nên được hướng dẫn các bài tập thư giãn cho bé sau thời gian dài tập trung học và đọc sách. Mẹ nên khuyên trẻ dành một chút thời gian thư giãn cho đôi mắt được nghỉ ngơi. Cụ thể khi tập trung từ 45-60p trẻ nên dành ra 5p để nghỉ.  Ngoài ra trẻ cũng cần tập luyện, vận động, ngủ đủ giấc mỗi ngày để mắt được chăm sóc tốt nhất.


6. Dinh dưỡng tốt nhất cho đôi mắt.

Một trong các yếu tố quan trọng để phòng ngừa dinh dưỡng là bổ sung chất dinh dưỡng cho đôi mắt. Trẻ nên được bổ sung vitamin A có trong sữa, dầu gan cá, lòng đỏ trứng, gan động vật…, kẽm  có trong cá trích, gan, sò biển, trứng…, carotene có trong rau cải xanh, rau chân vịt, bí đỏ, cà chua, cà rốt, khoai lang, đu đủ, gấc, táo…, , vitamin B1, B2  trong các loại đậu, thịt nạc, rau lá xanh, sữa bì, trứng… canxi trong hải sản, rau câu, bơ, lòng đỏ trứng, cá…


7 Kiểm tra mắt định kì

Mẹ nên cho bé đi kiểm tra mắt định kì 6 tháng 1 lần để phát hiện sớm những dấu hiệu không tốt ở mắt để có phương pháp điều trị tối ưu cho trẻ.







Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, bố mẹ nên quan tâm chăm sóc ho đôi mắt của trẻ ngay từ sớm để khi trưởng thành bé có đôi mắt khỏa mạnh và sáng nhất.

Các bài viết liên quan :
Bé ăn dặm- nên ăn gì?

Thứ Năm, 2 tháng 11, 2017

Bé ăn dặm - nên ăn gì?

Ăn dặm là quá trình đầu tiên bé tiếp xúc với '' món ăn '' mới ngoài sữa mẹ. Làm thế nào để cho bé ăn dặm một cách hiệu quả? Tạo tiền đề cho quá sinh ăn của bé sau này, bài viết này, Chăm sóc bé yêu sẽ gợi ý cho ẹm một số loại thực phẩm mẹ nên sử dụng cho bữa ăn của bé.

1. Những loại ngũ cốc bổ sung sắt


Sau 6 tháng bú mẹ, trẻ bắt đầu bước vào quá trình ăn dặm, trong quá trình đó việc bổ sung sắt là rất quan trọng. Sắt giúp tái tạo máu mới và duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh cho cơ thể bé. Thiếu sắt sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ thần kinh khả năng tập trung của trẻ bị giảm đi đáng kể. Các loại ngũ cốc sẽ giúp bổ sung sắt cho bé.
Thực đơn: Loại ngũ cốc cung cấp nhiều sắt nhất cho trẻ là gạo ngũ cốc và các sản phẩm từ lúa mạch, bao gồm cháo, bột yến mạch, lúa mì. 


2. Thịt

Thịt là thực phấm chứa rất nhiều vitamin và sắt. nên tập cho trẻ ăn các loại thịt nhưi : bò, gà, lợn mje có thể say mà nấu cháo cho bé. Mẹ nên chọn các loại thịt tươi ngoan để đảm bảo lượng dinh dưỡng tối ưu nhất cho trẻ.



3. Cá

Rất ít mẹ chọn cá cho món ăn dặm của bé vì lo ngại cá có khá nhiều xương, tuy nhiên bỏ qua món cá là đã bỏ lỡ lượng dinh dưỡng khá lớn trong thực phẩm này. Cá là có protein và omega3 phong phú. Omega3 có trong cá là dinh dưỡng cần thiết trong việc phát triển trí não, các dây thần kinh và thị lực
Mẹ nên cho bé ăn cá từ tháng thứ 7 nhé.


4. Sữa

Sữa lá ản phẩm đầu tiên bé tiếp nhận kể từ khi lọt lòng cho đến quá trình bắt đầu ăn dặm. Ngay cả khi bé bước vào ăn dặm mẹ cũng nên bổ sung lượng sữa cần thiết cho cơ thể bé bởi trong sữa chứa lượng canxi dồi dào  giúp cho sự phát triển xương và răng, có mặt hỗ trợ trong quá trình đông máu và giảm nguy cơ teo cơ ở trẻ.



.5 Sữa chua

Bắt đầu làm quen với các bữa ăn dặm, có một số bé chưa thích ứng được vì thế sữa chưa có lợi cho hệ tiêu hóa đặc biệt tốt  cho trẻ không hấp thụ được lactose, sữa chưa còn giúp bé tăng cường hệ miễn dịch.


6. Rau có màu xanh thẫm 

Khi bắt đầu ăn dặm mẹ nên bổ sung các vitamin , chất xơ, canxi sắt, protein cho bé thông qua các bữa ăn.Trong quá trình ăn dặm những chất này vô cùng quan trong trong sự phát triển não, xương và cơ của trẻ, nên mẹ chú ý đừng bỏ qua nhé.



7. Chuối 

Chuối giúp cung cấp vitamin B6, C cho trẻ, ngoài ra trong chuối chứa ít chất béo và natri tốt cho tim mạch. Mẹ để ý không nên chọn chuối để quá lâu và có vết thâm. 



8. Đu đủ 

Đu đủ giàu chất xơ, dễ tiêu hóa và ngừa táo bón, ngoài ra còn chứa rất nhiều vitamin C nữa.


 



Các bài viết liên quan:


Con biếng ăn- mẹ phải làm sao?
Những điều cần biết để trẻ thông minh vượt trội









Thứ Tư, 1 tháng 11, 2017

Con biếng ăn? Mẹ phải làm sao?

Trẻ biếng ăn là vấn đề đau đầu của không ít các mẹ có con nhỏ. Trẻ biếng ăn dẫn đến tình trạng  sụt cân, suy dinh dưỡng và quấy khóc. Bé chậm lớn mà mẹ mệt mỏi. Chăm sóc bé yêu có một số lời khuyên cho các mẹ ở trong hoàn cảnh này!


1. Khi con lười ăn mẹ hãy giữ bình tĩnh

Khi con lười ăn khi đến bữa, thấy con mình biếng ăn hơn bé hàng xóm,mẹ trở nên lo lắng và thúc ép con ăn. Tuy nhiên mẹ không nên làm như thế, nếu bé nhà mình biếng ăn nhưng vẫn phát triển bình thường thì không có gì đáng ngại đâu mẹ nhé.



2. Với trẻ biếng ăn, mẹ nên chia nhỏ bữa ăn

Thay vì 3 bữa chính trong ngày cho bé mẹ nên chia nhỏ bữa thành 5 hoặc 6 bữa trên ngày, thực tế một bát cơm đầy sẽ không làm trẻ cảm thấy thích thú nhất là trẻ lại biếng ăn.
Chia nhỏ bữa ăn chính là cách chăm sóc trẻ bướng ăn hữu hiệu bố mẹ nên áp dụng. chia nhỏ bữa ăn hàng ngày cũng đảm bảo lượng dinh dưỡng hằng ngày cho bé hơn.



3. Không được ăn gì trước bữa chính

Nhiều bố mẹ có thói quen cho trẻ ăn vặt, tuy nhiên điều này không tốt chút nào, đặc biệt cho trẻ ăn trước khi ăn bữa chính, điều này chỉ khiến bé lười ăn và chán bữa ăn chính hơn. Đối với cả bé biếng ăn và bé không biếng ăn, trong vòng 2h trước bữa chính mẹ không nên cho bé ăn bất kì đố ăn vặt nào, uống nước trước bữa ăn cũng nên hạn chế.




4. Cho trẻ nên ăn các thực phẩm trị chứng biếng ăn.

Trẻ biếng ăn đồng nghĩa với việc chất dinh dưỡng bé hấp thụ được qua đồ ăn là hạn chế, vì thế mẹ nên bổ sung vào thực đơn của bé những thực phẩm dễ ăn mà giàu dinh dưỡng để tránh trẻ bị sụt cân.


Một số thực phẩm như : giá đỗ, trứng, sữa chua, rau xanh và các loại hạt là các thực phẩm bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho trẻ mà mẹ nên sử dụng nhiều trong các bữa ăn của bé.


5. Chế biến đồ ăn đúng cách

Những trẻ biếng ăn thường không ăn được nhiều, vì thế cách chế biến thức ăn cho trẻ cũng rất quan trọng sao cho giữ lại được nhiều chất dinh dưỡng nhất cho trẻ.
Đối với các loại thịt mẹ nên chọn các loại thịt tươi ngon không đông lạnh để đảm bảo chất dinh dưỡng trong thịt, nếu để đông lạnh thì không nên dã đông bằng nước nóng mà hãy để tự nhiên.
Đối với các loại rau củ, mẹ nên sử dụng lò vi sóng, hoặc nấu luộc, tránh xào với dầu mỡ vì chất dinh dưỡng sẽ mất đi một phần khi gặp nhiệt độ cao.



6. Ăn cùng cả nhà thật là vui

Không gian vui vẻ của cả nhà cũng kích thích vị giác của trẻ biếng ăn, ngồi ăn cùng cả nhà sẽ giúp bé ngon miệng hơn, với không khí của gia đình sẽ làm trẻ cảm thấy bữa ăn ngon và thú vị hơn. Nhiều bậc cha mẹ sai lầm khi thấy trẻ biếng ăn thường cho tre vừa đi chơi vừa ăn, tuy nhiên điều này lâu dần sẽ trở thành thói quen xấu và bữa ăn của trẻ sẽ trở nên mệt mỏi hơn rất nhiều.


7. Khi trẻ biếng ăn, không kéo dài bữa ăn. 

Trẻ biếng ăn đồng nghĩa với việc thời gian cho trẻ ăn sẽ kéo dài ra, nhiều phụ huynh kiên trì cho con ăn hết thức ăn mới thôi vì thế một bữa ăn của trẻ kéo dài rất lâu 1 tiếng hoặc hơn thế, tuy nhiên bữa ăn của trẻ chỉ nên kéo dài 30 phút, bới sau 30 phút lượng dinh dưỡng sẽ hao hút đi ít nhiều, trẻ cũng không còn cảm thấy vị ngon ở đồ ăn, thức ăn của trẻ cũng trở nên nguội lạnh. Khi trẻ không có ý muốn hợp tác sau một thời gian thì mẹ nên dừng lại và tìm phương án khác.







Các bài viết liên quan:
Có cách này bé sâu răng mẹ khỏi lo
Bổ sung canxi cho ebs yêu cực hiệu quả
Làm sao để bổ sung vitamin A cho bé hiệu quả nhất





Thứ Sáu, 13 tháng 10, 2017

Có cách này bé sâu răng mẹ khỏi lo

Sâu răng là bệnh thường gặp ở nhiều lứa tuổi, đặc biệt là trẻ nhỏ vì các bé rất thích ăn đồ ngọt và đồ uống có đường. Sâu răng lâu có thể dẫn tới ảnh hưởng về tình trạng sức khỏe của trẻ. Mẹo hay giúp mẹ chăm sóc bé yêu khỏe mạnh nhé: Có cách này bé sâu răng mẹ khỏi lo. Mời các moms cùng theo dõi nha!

nguyên nhân tại sao trẻ sâu răng và cách chữa là gì?

Nguyên nhân bé sâu răng

Thức ăn , đồ uống có đường

Đồ ngọt và đồ uống có đường được xem là nguyên nhân đầu tiên dẫn tới trẻ sâu răng vì theo các nghiên cứu trên bề mặt răng có chứa hàng tỷ vi khuẩn mà mắt thường không thể nhìn thấy. Khi trẻ ăn đồ ngọt hoặc uống nước có chứa đường thì chỉ khoảng 15 phút sau, vi khuẩn sẽ hấp thụ lượng đồ ngọt này và biến nó thành axit hủy hoại men răng khiến trẻ dễ bị sâu răng.

Những loại đồ ăn như bánh, kẹo ngọt, socola hay những loại đồ uống ngọt có ga là những món ăn vặt ưa thích của trẻ. Nhiều cha mẹ không để ý tới điều này vì bố mẹ nghĩ nó không có ảnh hưởng nhiều, nhưng thực tế lại ngược lại.

Vệ sinh răng miệng không đúng cách

vệ sinh răng miệng không đúng cách chính là nguyên nhân khiến bé sâu răng

Chỉ với 15 phút mà vi khuẩn ở răng của trẻ đã biến đường thành axit nhằm hủy hoại răng của trẻ, chính vì vậy việc vệ sinh răng miệng là cực kỳ cần thiết. Tuy nhiên nhiều trẻ chưa biết cách hoặc lười vệ sinh răng miệng chính là nguyên nhân khiến trẻ dễ bị sâu răng.

1 số nguyên nhân khác

Nguyên nhân khách quan có thể do trong quá trình mang thai mẹ không chú ý bổ sung canxi cho trẻ nên bé sinh ra răng bé mọc răng răng yếu và dễ bị vi khuẩn sâu răng tấn công

Triệu chứng, hậu quả

- Dấu hiệu đầu tiên cho thấy bé bị sâu răng là răng của bé bị đổi màu và những dấu hiệu như đau, phát hiện lỗ sâu răng vẫn chưa xuất hiện. Tuy nhiên hầu như cha mẹ đều không thể phát hiện ra dấu hiệu này vì không thường xuyên kiểm tra răng miệng của con.

- 1 thời gian sau, ở chỗ sâu răng sẽ xuất hiện lỗ màu đen, bé sẽ có cảm giác đau buốt, khi ăn phải đồ chua hoặc đồ nóng sẽ có cảm giác rất đau, khiến bé không thể ăn ngon được.

bé đau buốt, chán ăn,,, chính là triệu chứng của sâu răng mẹ nên biết

- Nếu mẹ không phát hiện ra và đưa bé tới nha sĩ thì lỗ sâu răng càng sâu hơn, có thể tủy răng đã bị phá hoại. Có nguy cơ sẽ phải nhổ răng đó nếu không sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe.

- Một vài bé đau quá sẽ dẫn tới tình trạng biếng ăn vì bé không thể ăn được, bé đau quá có thể dẫn tới sốt và ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. 

Cách chữa sâu răng hiệu quả cho bé

1. Nước muối

Nước muối có tác dụng sát trùng rất tốt vì thế mẹ có thể cho bé súc miệng nước muối để sát trùng miệng và chỗ sâu răng cho trẻ. Ngoài ra nó còn có tác dụng giảm đau buốt cho bé.

2. Nước chanh

Nước chanh với hàm lượng axit cao rất tốt cho việc sát trùng và  giảm đau vết sâu răng. Mẹ lấy 1 ít nước cốt chanh nhỏ vào chỗ sâu răng cho trẻ sẽ khiến bé cảm thấy dễ chịu hơn

nước cốt chanh nhỏ vào lỗ sâu răng của trẻ giúp giảm đau và sát trùng tốt

3. Tỏi và lá húng quê

Mẹ dùng 1 ít tỏi và 1 ít húng quế giã nát rồi cho hỗn hợp đó đắp lên chân răng của trẻ sẽ giúp bé giảm đau, giảm buốt và khử trùng và mẹ dễ dàng trong việc chăm sóc bé yêu

4. Tuyệt đối không cho bé ăn kẹo, bánh, đồ ngọt....

Khi mẹ đã phát hiện bé bị sâu răng thì nên dừng ngay lại việc cho bé ăn bánh kẹo hoặc các đồ ngọt có chứa nhiều đường vì nếu như tiếp tục ăn thì tình trạng sâu răng của trẻ sẽ còn nặng hơn thế

5. Đưa trẻ tới nha sĩ

Nếu như mẹ thấy bé có dấu hiệu mệt mỏi, đau buốt quá không thể ăn uống được, tình trạng biếng ăn xảy ra thì mẹ nên đưa bé đến ngay nha sĩ để được bác sĩ khám và tư vấn. 

Chúc các bé yêu luôn mạnh khỏe!

Xem thêm: 



Thứ Năm, 12 tháng 10, 2017

Bổ sung canxi cho bé yêu cực hiệu quả

Để trẻ có thể phát triển khỏe mạnh và lớn nhanh thì mẹ cần bổ sung cho bé nhiều chất dinh dưỡng và dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Trong số đó, canxi được xem là một trong những dưỡng chất cần thiết nhất. Mách mẹ bí quyết chăm sóc bé yêu Bổ sung canxi cho bé yêu cực hiệu quả các moms cùng tìm hiểu nhé!

bé yêu cần canxi nhiều hơn 

Canxi quan trọng với trẻ như thế nào?

Vốn được biết là 1 thành phần rất quan trọng của xương, chính vì thế canxi có vai rò cực kỳ quan trọng giúp chắc khỏe xương và phát triển chiều cao ở cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Theo các chuyên gia nghiên cứu thì 99% lượng canxi trong cơ thể nằm trong xương, hơn thế nữa, canxi lại không thể tự tổng hợp được mà phải nhờ chế độ ăn uống, tắm nắng, bổ sung dưỡng chất hằng ngày của trẻ.

Bên cạnh đó, canxi còn là 1 trong số 4 dưỡng chất cực kỳ cần thiết cho cơ thể nếu muốn bé phát triển hoàn thiện: canxi, protein, sắt và các nhóm vitamin. Thiếu đi 1 trong 4 dưỡng chất quan trọng này, cơ thể bé sẽ yếu hơn và sức đề kháng kém.

Nếu thiếu đi canxi trẻ sẽ còi cọc, chậm phát triển, chân tay không chắc khỏe, yếu ớt, hay ốm vặt...  lâu dần sẽ dẫn tới những chứng bệnh nguy hiểm hơn nếu như bé bị thiếu canxi trần trọng.

Giai đoạn nào bổ sung canxi cho bé?

Giai đoạn mang thai

mẹ nên chú ý việc bổ sung canxi cho con ngay từ khi mang thai

Không phải khi bé được sinh ra thì mẹ mới bắt đầu bổ sung canxi cho bé mà ngay từ giai đọan mang thai canxi là dinh dưỡng cực kỳ cần thiết. Mẹ chú ý chế dộ dinh dưỡng của bà bầu gồm có:
- Những thực phẩm giàu dinh dưỡng, canxi: thịt, cá trứng, các loại thịt, các loại cá ...

- Ăn nhiều rau xanh, nhất là những loại rau có màu xanh thẫm như: súp lơ, bắp cải, cải xanh, cải thìa...

- Ăn nhiều trái cây chứa nhiều vitamin như vitamin C, E... ngoài ra mẹ cũng nên uống nước ép hoa quả hoăc ăn sữa chua vào các bữa phụ trong ngày

- Bổ sung thêm các loại sữa giàu canxi cho bà bầu, bí quyết khi mua sữa là mẹ nhớ tìm hiểu về hãng sữa muốn mua trước, khi mua đọc kỹ hạn sử dụng, thành phần và cách sử dụng sữa rồi mới mua cho bé uống. 

Giai đoạn sơ sinh

Nhiều trẻ ngay từ trong giai đoạn mang thai không được bổ sung đầy đủ canxi cần thiết cho xương và cho sự phát triển của cơ thể, vì thế mà trẻ sinh ra  coi cọc, chậm lớn, không phát triển chiều cao và cả thể lực.  Chăm sóc bé yêu ở giai đạn này là cực kỳ quan trọng.

canxi cho trẻ sơ sinh cũng quan trọng không kém

Dấu hiệu: thóp rộng, chậm liền, ăn kém, người yếu, trằn trọc, bú kém chậm phát triển, hay quấy khóc...

Giai đoạn trẻ sơ sinh có lẽ là giai đoạn mẹ nên chú trọng việc bổ sung dưỡng chất cho trẻ đặc biệt là canxi vì đây là giai đoạn trẻ rất cần lượng dinh dưỡng này và là giai đoạn hấp thu tối ưu nhất. Theo các nhà nghiên cứu, trẻ trong giai đoạn sơ sinh và dưới 6 tuổi là lứa tuổi hấp thu chất dinh dưỡng tốt nhất và nhiều nhất. Tức là với chế độ ăn giàu dinh dưỡng, canxi trong giai đoạn này sẽ giúp bé lớn rất nhanh. 

Những năm đầu đời

Đây chính là giai đoạn nền tảng giúp bé phát triển chiều cao tối đa sau này. Tuy nhiên , đa số các bé hay bị mắc các vấn đề về đường tiêu hóa hay thiếu hụt vi chất nhất là canxi trong chế độ ăn uống hằng ngày.

Chính vì vậy, mẹ cần thiết phải cung cấp đủ canxi cho trẻ, ngoài chăm sóc chế độ dinh dưỡng mẹ có thể cho bé ra ngoài tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào buổi sáng sớm. Đây là cách tăng canxi cho bé, giúp bé phát triển tốt hơn, tăng sức đề khán và là nguồn dinh dưỡng cho bé rất cần thiết.

Trẻ trong độ tuổi phát triển

bổ sung canxi cho bé nguồn sữa tươi giàu dinh dưỡng

Canxi không bao giờ là thừa đối với sự phát triển của trẻ. Chính vì vậy, việc mẹ quan tâm bổ sung canxi cho bé ngay cả khi bé đã lớn nhưng vẫn đang trong độ tuổi phát triển. Với chế đô ăn giàu dinh dưỡng, mẹ cho bé vui chơi, tập luyện theo đúng lứa tuổi thì trẻ sẽ lớn nhanh hơn, phát triển tốt hơn đặc biệt là về cả chiều cao và thể lực.

Bí quyết bổ sung canxi hiệu quả  

Sữa

Từ trước tới nay sữa luôn được xem là loại thức uống rất tốt cho trẻ, đặc biệt là trong việc bổ sung canxi cho cơ thể, tăng cường chiều cao . Trung bình cứ 250mg sữa có tới 257 mg canxi. Thấy được nguồn canxi tuyệt vời cho bé như vậy, không mẹ nào có thể bỏ qua việc cho bé uống sữa và các chế phẩm từ sữa trong những năm đầy đời. 

Các loại ra xanh, hoa quả

Nhiều mẹ lầm tưởng rằng, cho bé ăn rau xanh và hoa quả chỉ để cung cấp thêm chất xơ cho bé, nhưng thực tế thì không phải vậy nhé. Đây còn là nguồn cung cấp canxi rất cần thiết cho cơ thể.

Chính vì vậy, trong chế độ ăn uống hằng ngày mẹ nên tăng cường cho bé ăn hoa quả và rau xanh vừa tốt cho đường tiêu óa, vừa cung cấp thêm canxi hiệu quả và an toàn. 

hoa quả và rau xanh chứa nhiều dinh dưỡng

Hạn chế nước uống ngọt có ga

Những bé đã lơn nhưng vẫn đang trong độ tuổi phát triển thường có sở thích uống nước ngọt có ga. Những loại nước này vừa không tốt cho sức khỏe vừa làm giảm quá trình phát triển xương ở trẻ nhỏ. 

Chính vì vậy, các mẹ nên hạn chế tối đa cho trẻ uống những loại nước này mà thay vào đó là nước hoa quả ép sẽ rất tốt cho cơ thể.

Mong rằng các mẹ đã có được kiến tức hữu ích trong việc bổ sung canxi cho bé yêu!

Xem thêm: 










Thứ Bảy, 7 tháng 10, 2017

Làm sao để bổ sung vitamin A cho bé hiệu quả nhất?

Như chúng ta đã biết, vitamin A là 1 trong những dưỡng chất vô cùng cần thiết cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt là các bé trong độ tuổi từ 6-36 tháng. Chính vì vậy nhu cầu vitamin A của trẻ là rất lớn, nhưng để cung cấp cho bé lượng vitamin A cần thiết đòi hỏi mẹ phải có kiến thức. Làm sao để bổ sung vitamin A cho bé hiệu quả nhất? mời các mẹ cùng đi tìm lời giải đáp cùng với Chăm sóc bé yêu nhé!

cung cấp vitamin A cho sự phát triển của bé là rất cần thiết

Công dụng tuyệt vời của vitamin A đối với trẻ

- Vitamin A có tác dụng chống ung thư: các thành phần có trong thực phẩm giàu vitamin A giúp ngăn chặn quá trình sản sinh ra các tế bào ung thư, bảo vệ sức khỏe của cơ thể tốt hơn.

- Bên cạnh đó vitamin A có công dụng chống lão hóa xương, giúp xương chắc khỏe hơn. Mẹ bổ sung vitamin A trong chế độ ăn hằng ngày cho bé từ những thực phẩm giàu vitamin A.

- Điều trị loét đường tiêu hóa là 1 công dụng khác của vitamin A. Nếu mẹ không có chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bé, ăn uống 1 cách bừa bãi rất dễ dẫn đến những bệnh về đường tiêu hóa và dạ dày. Vậy nên cách tốt nhất là tránh cho bé ăn đồ có hại đến dạ dày non yếu của trẻ.

- Ngăn ngừa điều trị ung thư, bảo vệ tim mạch, làm chậm quá trình lão hóa và tăng cường hệ miễn dịch là tác dụng tốt của vitamin A đối với bé. Nguồn cung cấp dinh dưỡng cho bé

-  Đối với những bé hay bị rối loạn tiêu hóa thì vitamin A chính là giải pháp. Mẹ cho bé ăn những thực phẩm giàu vitamin A, uống men vi sinh và chăm sóc bé thì chứng tiêu chảy hay táo bón sẽ không còn nữa, bé ăn ngon hơn, hấp thu tốt hơn.

Thực phẩm giàu vitamin A cho trẻ

1. Cà rốt

cà rốt- l,oại thực phẩm giàu vitamin A cho bé

Cà rốt được liệt vào danh sách đầu tiên trong những thực phẩm giàu vitamin . Ăn nhiều cà rốt giúp mắt bé sáng hơn, tinh nhanh hơn, một củ cà rốt sẽ cung cấp 7835 IU vitamin A và 100gram cà rốt cung cấp 17.033 IU vitamin cần thiết.

Ngoài ra cà rốt còn chứa lượng lớn các vitamin B, C, K, chất xơ và magie. Mẹ nên lưu ý khi mua cà rốt cho bé ăn, vì nếu mua phải cà rốt bị phun thuốc trừ sâu sẽ rất có hại cho sức khỏe của bé. 

Có rất nhiều cách chế biến với món cà rốt: bạn có thể luộc, nấu bột, cho bé ăn để có thể hấp thu trọn nguồn vitamin A từ loại củ này.

2. Khoai lang

Từ trước đến nay khoai lang được biết là 1 loại thực phẩm an toàn và rất tốt cho cơ thể con người, chứa nhiều chất xơ và vitamin khoáng chất khác. Mẹ có thể nấu bột cho bé bằng cách luộc rồi nghiền khoai lang rồi nấu thành bột ăn dặm cho bé. 

100g khoai lang cung cấp 19.248 IU tương đương với 384% lượng vitamin A cần thiết trong ngày đối với bé. Bổ sung cho bé loại củ này trong bữa ăn là rất cần thiết.

3. Những loại rau có lá xanh thẫm

rau xanh không chỉ cung cấp chất xơ cho cơ thể

Bên cạnh chức năng cung cấp chất xơ cần thiết cho cơ thể, các loại rau có màu xanh thẫm còn có công dụng hỗ trợ bổ sung vitamin A đối với cơ thể bé. Tăng cường sức khỏe, hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh và là nguồn thực phẩm bổ dưỡng cho bé yêu.

4. Bí ngô

Bí ngô cũng giống như cà rốt là 1 loại quả có màu đỏ thẫm, chứa rất nhiều vitamin A rất tốt cho sức khỏe của bé, đặc biệt là những bé cần vitamin A để bổ sung cho cơ thể. 100 gram bí nấu chín cung cấp 11.155 UI giá trị vitamin A cần thiết hàng ngày. Những quả bí giàu vitamin A là Hubbard và bí ngô. Bí cũng là một nguồn thực phẩm chứa vitamin C, mangan, magiê và chất xơ.

5. Dưa đỏ

Nếu như cam cung cấp lượng vitamin C rất tốt cho cơ thể, thì dưa hấu là 1 loại quả đỏ chứa rất nhiều vitamin A. 100 gam dưa đỏ có thể giúp bạn đạt được 68% giá trị vitamin A hàng ngày. Mẹ có thể cho bé uống nước dưa hấu hoặc chế biến thành những món ăn dặm cho bé yêu. 

6. Sữa tươi nguyên kem

sữa tươi nguyên kem- thức uống bổ dưỡng cho bé

Sữa tươi nguyên kem là loại sữa rất tốt cho bé, mùi vị thơm ngon, rất dễ ăn và bé nào cũng có thể thưởng thức loại sữa này. Nó cũng chứa protein, canxi và magiê. Mẹ có thể cho bé ăn vào các bữa phụ trong ngày, song song với bột ăn dặm của bé để tăng thêm lượng vitamin A cung cấp cho cơ thể.

Trên đây là những gợi ý cho các mẹ để bổ sung viatmin A cho bé hiệu quả nhất. Các moms nhớ chú ý nha!

Xem thêm:








Thứ Sáu, 22 tháng 9, 2017

Vi chất dinh dưỡng là gì? Vai trò của vi chất dinh dưỡng đối với trẻ

Được xem là một trong những yếu tố quan trọng đối với sức khỏe của trẻ, vi chất dinh dưỡng cũng như các chất dinh dưỡng khác mà mẹ nên chú ý bổ sung cho bé. Vậy thực chất vi chất dinh dưỡng là gì? Vai trò của vi chất dinh dưỡng đối với trẻ như thế nào mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Thế nào được gọi là vi chất dinh dưỡng?

vi chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe cũng như sự phát triển cả về thể chất và trí tuệ của trẻ

Vi chất dinh dưỡng là những chất dinh dưỡng được bổ sung vào cơ thể với lượng nhỏ, tuy vậy nhưng lại có tác dụng rất quan trọng đối với sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ. 

Thiếu đi vi chất dinh dưỡng có thể gâ ảnh hưởng tới thể chất và sự phát triển trí não của trẻ. Có khoảng 90 vi chất dinh dưỡng rất cần thiết cho cơ thể bé trong đó là Sắt, Iốt, Canxi, vitamin A, kẽm.. là các vi dưỡng chất mà bé rất dễ bị thiếu hụt nên mẹ chú ý đẻ bổ sung đầy chủ cho bé chất dinh dưỡng thiết yếu.

Vai trò của những vi dưỡng chất cần thiết nhất đối với cơ thể của trẻ

1. Sắt

sắt được xem là 1 trong 3 vi chất dinh dưỡng(sắt, Iốt, vitamin A) tốt nhất cho bé

Sắt được xem là 1 trong 3 vi chất dinh dưỡng( sắt, Iốt, vitamin A) quan trọng nhất đối với sự phát triển của trẻ. Bởi sắt có rất nhiều tác dụng tốt tới cơ thể của con người, đặc biệt là trẻ nhỏ:
  • Chức năng hô hấp: sắt khi vào trong cơ thể có thể tạo ra hemoglobin để vận chuyển oxy từ phổi đến các cơ quan khác trong cơ thể. 
  • Sắt tham gia vào quá trình tái tạo myoglobin- đây là sắc tố hô hấp của cơ thể
  • Tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể của bé, đặc biệt là cơ thể còn non yếu của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. 
  • Sắt tham gia vào quá trình sản sinh ra enzyme rất quan trọng.
  • Sắt cùng với protein tạo thành huyết sắc tố vận chuyển oxy nuôi cơ thể. Vì thế ta thường thấy bé thiếu sắt sẽ dẫn đến thiếu máu dinh dưỡng dẫn đến suy nhược cơ thể

2. Vitamin A

Vitamin A có 4 vai trò chính đối với cơ thể của trẻ:

- Tăng trưởng: vitamin A cùng với các dưỡng chất khác giúp cơ thể có đủ dưỡng chất và phát triển khỏe mạnh.
- Tăng cường khả năng miễn dịch: hệ miễn dịch của trẻ còn rất non yếu nên việc bổ sung vitamin A giúp tăng cường khả năng miễn dịch của trẻ, phòng chống bệnh tật tốt hơn.
- Bảo vệ các biểu mô: vitamin A bảo vệ sự toàn vẹn của các biểu mô, giác mạc mắt, biểu mô da.

3. Iốt

thêm Iốt vào khẩu phần ăn hằng ngày cho bé 

Iốt là 1 vi lượng quan trọng giúp tuyến giáp tổng hợp các hormon điều chỉnh hệ thần kinh trung ương, phát triển hệ sinh dục và các bộ phận khác trong cơ thể như tim mạch, tiêu hóa, da lông...

Bên cạnh đó, Iốt cùng với các chất dinh dưỡng không thể thiếu khác giúp duy trì năng lượng cho cơ thể, chăm sóc bé yêu khỏe mạnh.

4. Canxi

Từ trước tới nay, canxi đã được biết đến với tác dụng tuyệt vời trong việc hỗ trợ phát triển chiều cao và giúp bé chắc khỏe xương. Nếu như trẻ dưới 1 tuổi bị thiếu vi chất dinh dưỡng cần thiết này sẽ khiến xương bé không cứng cáp, yếu, hay quấy khóc về đêm...

Chính vì thế lời khuyên dành cho các cha mẹ là bổ sung thực phẩm chứa nhiều canxi cho bé: sữa và các chế phẩm từ sữa, các loại rau củ, nước cam, cá hồi, khoai lang, các loại hải sản.. Mẹ có thể lựa chọn những thực phẩm này cho vào thực đơn ăn dặm hằng ngày cho bé là rất cần thiết.

bổ sung các vi chất dinh dưỡng vào thực đơn ăn dặm cho bé để cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết

5. Kẽm

Là vi chất dinh dưỡng đa chức năng, tham gia vào thành phần của 300 enzym khác nhau trong cơ thể. Vai trò của kẽm đó là: tăng hấp thu, tăng tổng hợp chất đạm, tăng khả năng ngon miệng, hỗ trợ tăng cường miễn dịch và sự phát triển toàn diện của cơ thể trẻ.

Nếu bé bị thiếu kẽm có thể dẫn tới dễ bị nhiễm trùng, chậm phát triển chiều cao, loãng xương và có thể 1 số chức năng trong cơ thể bị suy giảm. 

Trên đây là e loại vi chất dinh dưỡng cần thiết nhất cho cơ thể bé mà dễ bị thiếu hụt. Các mẹ chú ý tìm hiểu và bổ sung cho bé đầu đủ để bé có thể phát triển khỏe mạnh và chăm sóc bé yêu tốt hơn nhé!

Xem thêm: 







Thứ Ba, 12 tháng 9, 2017

Sau cai sữa mẹ nên cho bé ăn gì để đảm bảo dinh dưỡng?

Thông thường bé từ 1 tuổi trở ra mẹ sẽ cai sữa cho bé, để bé tập ăn những thức ăn bên ngoài bổ sung dưỡng chất cần thiết cho bé.Trong giai đoạn này, bé cần rất nhiều dưỡng chất, vì trước đây bé đang được cung cấp dinh dưỡng trực tiếp từ nguồn sữa mẹ, giờ bé đã lớn hơn, cứng cáp hơn mẹ có thể thay đổi chế độ ăn cho trẻ bằng nhiều cách khác nhau. Sau cai sữa mẹ nên cho bé ăn gì để đảm bảo dinh dưỡng? sẽ giải đáp câu hỏi của mẹ trong việc chăm sóc con trong giai đoạn này. Mời các mẹ cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

những điều mẹ cần biết khi cai sữa cho con

Bao lâu sau sinh nên cai sữa cho con?

Từ trước tới nay, sữa mẹ luôn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho bé cho cả thể chất lẫn sức khỏe toàn diện của trẻ. Nhưng đến 1 thời điểm nhất định bé cũng cần phải tách bé ra khỏi nguồn sữa mẹ để có thể tập cho bé quen với những chế độ dinh dưỡng bên ngoài. 

Đặc biệt trong 6 tháng đầu mẹ nên cho bé bú hoàn toàn toàn bằng sữa mẹ để đảm bảo dinh dưỡng cũng như sức đề kháng của trẻ. Tránh việc trẻ bị ảnh hưởng bởi các loại sữa công thức bên ngoài. Đối với 1 số mẹ thiếu sữa có thể bổ sung sữa ngoài nhưng phải chọn lựa sữa thật kỹ cho bé.

khi nào mẹ cai sữa cho bé là tốt nhất?

 Sau 6 tháng mẹ có thể cho bé ăn dặm và sau 12 tháng bé đã sẵn sàng cho việc cai sữa và dùng những thực phẩm bên ngoài

Chế độ dinh dưỡng sau cai sữa cho bé cực tốt

  • Thực đơn trong bữa ăn mẹ cần đảm bảo: chất xơ, chất đạm, các loại vitamin, chất béo và các dưỡng chất cần thiết khác. Chú ý là những thực phẩm này phải đảm bảo độ tươi ngon và khi chế biến xong có mùi thơm, dễ ăn và hấp dẫn bé nhiều hơn.
  • Nguyên tắc khi cho bé ăn: vì bé mới cai sữa mẹ, bé vẫn chưa biết sử dụng răng, lợi để nhai bột, hơn thế nữa đường ruột, dạ dày của bé chưa quen với những thức ăn này. Vậy nên mẹ nhớ cho bé ăn chậm rãi, chia các lịch ăn thành các bữa nhỏ để bé không bị ngán. 
  • Mẹ tránh ép bé ăn quá nhiều dễ khiến bé có cảm giác sợ sệt rồi dần dần sẽ trở nên biếng ăn và lười ăn. Tập cho hệ tiêu hóa của trẻ quen dần với thức ăn mới, tránh bị rối loạn tiêu hóa hay các vấn đề về đường ruột khác
chế độ dinh dưỡng hiệu quả cho bé sau cai sữa-mẹ nên biết
  • Chú ý khi nấu bột cho trẻ: mẹ nên chọn những thực phẩm tươi xanh, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Nấu bột mẹ nên nấu kỹ để tránh trẻ bị ảnh hưởng
  • Để tạo hứng thú cho trẻ mẹ nên thay đổi thực đơn thường xuyên cho bé, tìm hiểu những món ăn vừa thơm ngon, vừa tốt cho sức khỏe và sự phát triển thể chất của trẻ. 
  • Một số loại thực phẩm tốt cho trẻ: các loại rau xanh, trái cây, các loại thực phẩm chế biến từ sữa nư phô mai, bơ, sữa chua... ngoài ra trứng là thực phẩm cũng rất tốt cho bé, giàu protein cần thiết cho sự phát triển của trẻ.


Chúc các bé luôn phát triển khỏe mạnh!




Thứ Sáu, 8 tháng 9, 2017

10 siêu thực phẩm dành cho bé theo tiêu chuẩn của Mỹ cực tốt

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ trong những năm đầu đời là điều cực kỳ quan trọng cần được bố mẹ lưu tâm. Đối với chế độ ăn của trẻ cần phải có đầy đủ các dưỡng chất cần thiết để có thể phát triển một cách tốt nhất. 10 siêu thực phẩm dành cho trẻ theo tiêu chuẩn của Mỹ chính là điều cần thiết mà mẹ nên bổ sung ngay cho bé nhà mình để bé mau lớn và khỏe mạnh nhé!!!

chế độ dinh dưỡng cho trẻ

1. Mận

Mận chính là vị cứu tinh hoàn hảo cho bé khi bé bị táo bón. Tuy bề ngoài bé nhỏ nhưng mận chứa rất nhiều chất xơ và đặc biệt cực tốt cho hệ hệ tiêu hóa. 

Nếu bé bị táo bón nghiêm trọng mẹ nên thêm 1 2 muỗng canh nước ép mận trong sữa công thức hoặc sữa m sẽ hỗ trợ đường tiêu hóa cho bé rất tốt, giúp bé mau chóng thát khỏi chứng khó tiêu hoặc các vấn đề về đường ruột khác

2. Rau lá xanh sẫm

Rau bina, cải xoăn, súp lơ hoặc các loại rau có màu lá đậm khác rất giàu sắt và axit folic cung cấp chất xơ cho cơ thể bé. Nhiều bé không thích ăn rau nhưng mẹ nên nấu rau cho bé ăn kèm

rau xanh rất tốt

Mẹ có thể lấy rau xanh hấp chín lọc qua rây cho bé ăn hoặc xay cùng với cháo cho bé ăn dặm. Đây là cách để bổ sung thêm chất xơ cho trẻ cực hiệu quả đấy nhé

3. Cam

Cam là loại quả rất giàu vitamin C rất tốt cho cơ thể không chỉ người lớn mà còn cả đối với bé nữa. Bên cạnh đó cam còn chứa chất chống oxy hóa và có vị ngọt ngọt chua chua bé rất thích. Mẹ có thể ép lấy nước rồi cho bé uống sẽ rất tốt 

4. Bí ngô 

Với hương vị ngọt ngào, mềm mịn, giàu vitamin A và C rất giàu dinh dưỡng

bí ngô tốt cho bé

Mẹ hấp bí rồi nghiền nhỏ, trộn với sữa rất hợp chó các bé mới tập ăn dặm. Ngoài ra bí ngô còn là món rất được các bé yêu thích, mẹ nhớ cho bí ngô vào thực đơn hàng ngày cho bé nha!

5. Qủa bơ

Bơ là loại quả rất giàu chất béo không bão hòa và là chất dinh dưỡng phát triển não trẻ sơ sinh cực tốt. Bơ còn là loại quả rất thơm và rất dễ ăn.

Mẹ có thể nghiền bơ trộn với sữa hoặc sữa chua đều ngon.

6. Sữa chua

Sữa chua giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của bộ não và trái tim của trẻ. Đây là 2 bộ phận cực kỳ quan trọng trên cơ thể của bé mà mẹ cần để ý và quan tâm. 

Bên cạnh đó sữa chua còn giúp tăng cường sự phát triển của xương và răng và điều chỉnh được lượng vi khuẩn có lợi trong đường tiêu hóa cho trẻ.

7. Thịt


thịt nạc có tốt cho bé

Thịt là nguồn kẽm vô cùng quan trọng. Nó không chỉ tốt cho người lớn mà còn đặc biệt tốt cho trẻ. Thịt được hầm nên dễ nhai và hợp cho trẻ sơ sinh

Tuy nhiên mẹ nên chú ý thời gian hầm nên đủ lâu để đảm bảo thịt chín mà không bị mất chất

8. Việt quất

Qủa việt quất rất giàu anthocyanins giúp tăng thị lực, phát triển trí não và đặc biệt là hỗ trợ sự phát triển đường tiết liệu của trẻ

9. Đậu lăng

đậu lăng xanh cực tốt

Đậu lăng rất giàu protein và chất xơ. mẹ có thể trộn đậu lăng nấu cùng cơm cháo rát thơm ngon và bổ dưỡng cho trẻ. Mẹ nhớ thêm thực phẩm dinh dưỡng này vào chế độ dinh dưỡng cho trẻ nhé!

Chúc các bé luôn mạnh khỏe và mau lớn!