Thứ Tư, 7 tháng 3, 2018

Mối liên hệ giữa canxi và vitamin D trong việc phát triển chiều cao của trẻ



Nhiều bà mẹ thắc mắc rằng, dù đã chú ý bổ sung canxi cho con nhưng con vẫn bị còi xương, chậm phát triển chiều cao? Ngoài những nguyên nhân về yếu tố di truyền thì rất có thể các mẹ đã bổ sung canxi cho trẻ chưa đúng cách, mà điển hình đó là bổ sung canxi mà quên mất bạn đồng hành của nó là vitamin D

1. Vai trò của vitamin D và canxi trong việc phát triển chiều cao của trẻ

Vai trò của canxi

Canxi là khoáng chất đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc phát triển hệ xương cũng như tăng trưởng chiều cao. Ngoài việc đóng vai trò không thể thiếu cho việc phát triển xương, làm chắc xương, răng, chống loãng xương, còi xương canxi còn có vai trò quan trọng trong việc lưu thông máu, phát tín hiệu cho các tế bào thần kinh. Nếu hàm lượng canxi trong cơ thể có biến đổi thì sự cân bằng canxi bị phá vỡ, lúc đó trẻ sẽ cảm thấy khó chịu và sinh ra nhiều bệnh tật.

Mối liên hệ giữa canxi và vitamin D trong việc phát triển chiều cao của trẻ

Khoảng 99% canxi trong cơ thể chúng ta nằm trong xương và răng của chúng ta. Một lượng nhỏ canxi còn lại phân bố trong các mô mềm, máu, gan và tim. Tuy rằng chỉ có một lượng nhỏ canxi nằm ngoài tế bào nhưng chúng cũng có một vai trò sống còn với cơ thể.

Mỗi ngày chúng ta mất canxi qua da, móng, tóc, mồ hôi, nước tiểu và phân, nhưng cơ thể chúng ta không thể tự sản xuất canxi mới. Đó là lý do tại sao việc nạp canxi từ thực phẩm chúng ta ăn là điều rất quan trọng. Khi chúng ta không có đủ canxi cho các nhu cầu của cơ thể, cơ thể sẽ lấy canxi từ xương để ưu tiên cho các hoạt động quan trọng.

Vai trò của vitamin D

Vitamin D có vai trò rất quan trọng trong quá trình tạo xương nhờ tác dụng chuyển hóa các chất vô cơ, chủ yếu là canxi và photpho. Vitamin D làm tăng hấp thu canxi và photpho ở ruột, tăng tái hấp thu canxi ở thận, tham gia vào quá trình canxi hóa sụn tăng trưởng. Do đó vai trò của nó rất quan trọng trong sự phát triển bình thường hệ xương ở trẻ em.

Vai trò của vitamin D

Ngoài ra, vitamin D còn có vai trò điều hòa nồng độ canxi trong máu luôn hằng định. Khi thiếu vitamin D, ruột không hấp thu đủ canxi và photpho, làm canxi máu giảm, khi đó canxi bị huy động từ xương ra để ổn định nồng độ canxi máu, nên gây hậu quả còi xương ở trẻ em, làm trẻ chậm lớn, chậm biết đi, chân vòng kiềng…Chính vì vậy mà vitamin D và Canxi luôn là đôi bạn đồng hành cùng nhau làm nhiệm vụ phát triển hệ xương và chiều cao của con người.

2. Mối liên hệ giữa canxi và vitamin D đối với việc phát triển chiều cao của trẻ

Các bác sỹ chỉ định rằng, để cơ thể trẻ hấp thụ được canxi bắt buộc phải bổ sung vitamin D cùng lúc với canxi. Tại sao vậy? hãy cùng Chăm sóc bé yêu tìm hiểu nhé!
Cơ thể cần vitamin D để hấp thụ canxi
Vitamin D là chất dẫn truyền để cơ thể hấp thu canxi. Vì vitamin D liên quan đến chuyển hóa canxi nên trong điều trị thiếu canxi do nhu cầu phải tăng canxi để không rối loạn xương người ta thường bổ sung cả hai canxi và vitamin D.
Vitamin D giúp hấp thụ canxi vào cơ thể

Cụ thể vitamin D thúc đẩy quá trình tạo thành phức hợp protein-canxi, từ đó tăng cường hấp thu canxi từ thức ăn; cùng với hormon tuyến cận giáp và calcitonin điều hòa nồng độ canxi và phospho trong máu hằng định và thích hợp nhằm đảm bảo cho quá trình tạo xương, đảm bảo các chức năng sinh lý (có liên quan đến nồng độ canxi) hoạt động bình thường, làm tăng hấp thu calcium, phospho ở thận.

Vì vậy, vitamin D là thuốc được dùng trong điều trị còi xương, nhuyễn xương, loãng xương, hạ canxi huyết... Trẻ em nếu không được cung cấp đủ vitamin D sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của xương, do chất xương và sụn không được vôi hóa đầy đủ, sụn phát triển không bình thường, làm xương biến dạng.

Tuy nhiên, các phụ huynh cũng cần lưu ý đó là chỉ bổ sung vitamin D với hàm lượng tương thích với lượng canxi cần chuyển hóa, nếu không sẽ bị ngộ độc. Đa số ngộ độc vitamin D là lành tính, ngưng bổ sung các dấu hiệu sẽ hết dần. Tuy nhiên một số trường hợp bị biến chứng suy thận, hoặc có dấu hiệu bị canxi lắng đọng nhiều ở mạch máu.
Chăm sóc bé yêu luôn mong con bạn có một sức khỏe tốt và trí tuệ vượt trội

Xem thêm: 

Thứ Ba, 6 tháng 3, 2018

5 câu nói của bố mẹ rèn luyện sự tự tin, kích thích trí não trẻ

Bên cạnh trường học, gia đình chính là nơi dạy cho con trẻ cách ứng xử, suy nghĩ và hình thành nhân cách trẻ. Những câu nói của bố mẹ trong giao tiếp hằng ngày, dù là đơn giản thôi nhưng cũng giúp cho trẻ rèn luyện được sự tự tin và trí thông minh để mai sau thành tài. Các bố mẹ hãy lưu ý điều này nhé!

1. Cảm ơn con!

Biết nói cảm ơn là phép lịch sự và bài học quan trọng bố mẹ cần dạy con ngay từ khi còn nhỏ. Việc cha mẹ nói lời cảm ơn với con cái đồng nghĩa với việc dạy cho trẻ biết cảm ơn mỗi khi được giúp đỡ. Lời cảm ơn của cha mẹ đối với trẻ có tác động tích cực đến thái độ và hành vi của trẻ. Trẻ sẽ thấy hào hứng, thấy tự hào hơn về những việc tốt mà mình đã làm để giúp đỡ bố mẹ. Từ đó trẻ sẽ tự tin với bản thân mình hơn.
Lời cảm ơn của cha mẹ giúp trẻ tự tin hơn với bản thân

Đối với con trẻ, dù nhỏ tuổi hay lớn tuổi, các bậc làm cha mẹ đừng nghĩ rằng mình là cha mẹ, là người lớn muốn sai con trẻ thế nào thì sai rồi sau đó im re không một lời cảm ơn nha. Như vậy sẽ truyền tính xấu cho trẻ- quên mất đi ý nghĩa của việc cảm ơn và xin lỗi.

2. Bố mẹ rất tự hào về con!

Bố mẹ rất tự hào về con! Một câu nói nhưng đó chính là sự động viên, khuyến khích rất lớn đối với con trẻ. Câu nói tưởng chừng có vẻ sến sẩm này thực ra lại rất có tác dụng đối với trí não và ý chí phấn đấu của con sau này đó nha các mẹ. Con sẽ cảm thấy vui vẻ, phấn khích vì được khen nên lần sau rất tự tin, luôn cố gắng tiếp tục phát huy để được khen nữa đấy.

Bố mẹ rất tự hào về con!

Vì vậy bất cứ khi nào thấy con làm tốt một việc gì đó hoặc có thành tích dù là nhỏ nhặt, bố mẹ cũng đừng tiếc khi khen con một câu: “Bố mẹ rất tự hào về con!”. Bên cạnh đó bố mẹ cũng có thể tặng cho con một món quà nhỏ mỗi khi con đạt được thành tích cao trong học tập hay làm những việc tốt. Từ đó trẻ sẽ hứng thú làm mọi việc và phấn đấu

3. Theo mình con nên làm gì?

Đây là câu hỏi đề cao ý kiến cá nhân của trẻ. Nó nhấn mạnh vào việc bố mẹ rất quan tâm tới ý kiến của con, tạo cho con cảm giác được tôn trọng, tin tưởng. Thường xuyên hỏi con câu này sẽ nuôi dưỡng tinh thần, giúp con mạnh dạn, tự tin khi đi học cũng như vui chơi cùng bạn bè. Con dám mạnh dạn nêu ý kiến, đề xuất ý tưởng, dám suy nghĩ và hành động từ khi còn bé tí nên não bộ được kích thích phát triển. Vì vậy mỗi khi trẻ cần đối mặt với việc gì bố mẹ hãy hỏi ý kiến của con về cách giải quyết nhé!

4. Chắc chắn là con làm được!

Chắc chắn con làm được!

Câu nói đơn giản này thể hiện sự động viên, tin tưởng của người lớn vào trẻ con, khiến trẻ có thêm động lực, kích thích não bộ hưng phấn để có cơ hội thể hiện mình tốt hơn. Không phải chị họ của em nói khơi khơi đâu nha các mẹ. Thực ra đã có rất nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng bộ não của trẻ phát triển vượt bậc khi được nuôi dưỡng trong môi trường làm cho trẻ có cảm giác an toàn, an tâm và tin tưởng.

5: Mọi thứ rồi sẽ ổn thôi!

Mọi thứ sẽ ổn thôi con à!

Mỗi khi có chuyện khó khăn xảy đến với con hoặc với gia đình, để con bớt hoảng sợ và tự tin đối đầu thử thách, bố mẹ nên động viên bằng câu nói: “Mọi thứ rồi sẽ ổn thôi!”. Khi lòng con an tâm, bé sẽ làm được khá nhiều thứ mà bố mẹ không ngờ tới đó nha.

6. Để tạo sự tự tin cho con bố mẹ cần lưu ý?

  • Đầu tiên là bình đẳng, đây là tiền đề tạo không khí gia đình tốt đẹp. Cha mẹ, con cái đều cần chung sống bình đẳng, hòa nhã.

  • Thứ hai là cởi mở, các thành viên trong gia đình cần thẳng thắn bày tỏ quan điểm của mình, không do dự và giấu kín trong lòng.

  • Thứ ba là khả năng giáo dục của cha mẹ và mức độ hòa nhã, yêu thương trong mối quan hệ của cha mẹ. Điều này sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến không khí gia đình.

  • Cuối cùng là lí trí, chỉ có lí trí mới khống chế được sự xúc động của tình cảm, bình tĩnh nhìn nhận và xử lí vấn đề, như vậy có lợi cho việc giữ không khí gia đình êm ấm, điều quan trọng là giúp trẻ hình thành tâm lí ổn định, vững vàng.
Chăm sóc bé yêu luôn mong con bạn có một sức khỏe tốt và trí tuệ vượt trội

Xem thêm:

Thứ Năm, 1 tháng 3, 2018

Trẻ sơ sinh cần bú bao nhiêu sữa mỗi ngày?

Nhiều bà mẹ bị căng thẳng vì không biết cho con bú bao nhiêu lần là đủ. Liệu lượng sữa bé bú được mỗi cữ như vậy có là bình thường và hợp lý. Hãy cùng Chăm sóc bé yêu giải đáp thắc mắc này nhé!

1. Mỗi ngày, trẻ sơ sinh cần bú bao nhiêu ml sữa?

Theo lý thuyết bé bú trung bình từ 120ml-150ml x cân nặng của con (kg)/ngày. Tuy nhiên, cần nhớ là sự tính toán trên chỉ là công thức. Trên thực tế, lượng sữa mà trẻ sơ sinh cần bú mỗi ngày tùy thuộc vào lứa tuổi, trọng lượng và việc bé dùng sữa ngoài hoàn toàn hay kết hợp bú bình với bú mẹ…Vì vậy sẽ không có bất cứ câu trả lời cụ thể nào cho câu hỏi trẻ sơ sinh cần uống bao nhiêu ml sữa mỗi ngày.
Để biết lượng sữa trẻ cần hấp thụ mỗi ngày thì cần chia thành các mốc thời gian trẻ từ 1 đến 2 tháng tuổi, trẻ 2 đến 6 tháng tuổi và trẻ 6 đến 12 tháng tuổi. Bởi đây là những mốc quan trọng cho sự phát triển của trẻ vậy nên lượng sữa hấp thụ mỗi ngày cũng có sự khác biệt rõ rệt.

Trẻ mới sinh

Trẻ mới sinh chỉ nên bú khoảng 30ml sữa hàng ngày, sau đó tăng dần lên 60ml

Khi em bé mới chào đời thì sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng cho bé tuyệt vời nhất. Sữa mẹ cung cấp cho trẻ những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ, phù hợp với hệ tiêu hóa của trẻ cũng như giúp tăng cường sức đề kháng cơ thể, giúp bé chống lại các bệnh tật. Tuy nhiên, có một số bà mẹ ít sữa, lượng sữa mẹ cung cấp hàng ngày cho bé là không đủ. Trong trường hợp này, các mẹ phải bắt buộc cho con uống thêm sữa bột công thức. Lúc mới sinh, kích thước dạ dày của bé rất nhỏ, mỗi lần chỉ nên cho con uống khoảng 30ml, sau đó tăng dần lên 60ml. Nếu sau khi uống xong, trẻ vẫn quấy khóc, mẹ nên cho bé bú thêm.

Đối với trẻ từ 1 đến 2 tháng tuổi

Thông thường vào giai đoạn này, mỗi lần mẹ có thể cho bé uống từ 90 – 120ml. Một ngày, mẹ chia khẩu phần thành khoảng 4,5 lần cho bé ăn. Ban đêm không cần phải đánh thức bé dậy để ăn nếu bé ngủ ngon vì sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng ngủ của bé. Với các trẻ khác nhau thì mức độ háu ăn là khác nên tùy theo từng bé mà cho ăn, tránh việc nhìn bé khác mà áp đặt cho bé yêu của mình.

Đối với trẻ từ 2 đến 6 tháng tuổi

Bên cạnh sữa mẹ, cuối tháng thứ 5 đầu tháng thứ 6 mẹ có thể cho bé tập ăn dặm

Thời kỳ này, mẹ nên cho con ăn 5 lần một ngày, một lần cách nhau 4 tiếng, lượng sữa mỗi bữa ăn khoảng từ 120 – 180 ml. Cuối tháng thứ 5 đầu tháng thứ 6, mẹ có thể cho bé tập ăn dặm dần.
Trẻ từ 6 đến 12 tháng tuổi
Ở giai đoạn này, bạn cho bé uống sữa công thức với lượng 180-240ml/bữa và uống khoảng 3-4 lần/ngày tùy theo mức độ uống của trẻ. Bên cạnh đó, bé cũng cần được bổ sung thức ăn dặm như bột, cháo xay…

2. Cách nhận biết trẻ bú đã no

Nhận biết thông qua cảm xúc của trẻ

Ngoài ra, bạn cũng có thể để ý đến cảm xúc của bé trong và sau khi bú. Nếu trẻ phát ra tiếng gù gù và sau đó đánh một giấc thật ngon lành, tức là con đã bú rất tốt rồi, mẹ có thể an tâm hơn nhiều rồi đấy.

Kiểm tra cân nặng

Mẹ có thể theo dõi số cữ bú của trẻ trong một ngày và kiểm tra mức cân nặng hàng tháng của bé để đoán biết được trẻ đã bú no hay chưa. Trẻ bú no tức là lượng sữa hấp thụ vào hàng ngày đủ yêu cầu, chiều cao, cân nặng của trẻ sẽ phát triển rất tốt và ngược lại.

Nhận biết thông qua việc trẻ đi phân và đi tiểu

Bảng tham khảo lượng sữa cho trẻ sơ sinh

Sữa mẹ giúp trẻ đi tiêu tốt hơn sữa công thức. Vì thế mà, nếu bé bú tốt sẽ đi phân vàng khoảng từ 1 đến 2 lần và đi tiểu nhiều lần trong một ngày. Nếu con bé nhà bạn đi phân và đi tiểu với tần suất này thì chứng tỏ bé bú đã no mỗi ngày.

Thứ Ba, 27 tháng 2, 2018

Những điều mẹ cần biết khi bổ sung canxi cho bé

Canxi là một dưỡng chất quan trọng giúp cấu tạo nên hệ xương và răng của trẻ. Việc bổ sung canxi cho trẻ thiếu hụt hay bổ sung không đúng cách khiến trẻ chậm lớn, còi xương và nhiều hệ lụy nghiêm trọng khác. Trong bài viết này Chăm sóc bé yêu sẽ chia sẻ những điều mẹ cần biết để bổ sung canxi hiệu quả cho bé

1. Khi nào trẻ cần bổ sung canxi?

Đối với bất kì độ tuổi nào, trẻ cũng cần được bổ sung canxi các mẹ nhé. Bởi lẽ hệ xương, răng được phát triển và hoàn thiện mỗi ngày, mà canxi chính là nguồn tài nguyên cho sự phát triển đó.

Ở giai đoạn bào thai

Trẻ cần đươc bổ sung đầy đủ canxi ngày từ trong bao thai

Khi trẻ đang còn là bào thai trong bụng mẹ sự phát triển của hệ xương và răng sau khi bé được sinh ra sẽ tốt hơn, vững chắc hơn nếu mẹ bổ sung canxi và vitamin D đầy đủ trong suốt thai kì.

Trong giai đoạn sơ sinh

Khi trẻ mới được sinh ra, rất nhiều bé bị thiếu hụt canxi do chế độ dinh dưỡng nghèo nàn hay kiêng kem quá mức của người mẹ ngay từ trong thời kì mang thai hay cho bú. Những biểu hiện thông thường dễ nhìn thấy là thóp rộng, chậm liền, đầu to, bú kém, hay trằn trọc, quấy khóc, gồng mình, giật mình, khó ngủ…

Những năm đầu đời

Những năm tháng đầu đời, mẹ cần chú ý bổ sung canxi đủ cho trẻ

Đây là giai đoạn nền tảng để bé đạt được chiều cao tối đa về sau nhưng thông thường bé hay gặp các vấn đề về thiếu hụt vi chất, trong đó có canxi, do hệ tiêu hóa kém, do chế độ ăn uống, vận động… Bé dễ bị gầy yếu, thấp còi, suy dinh dưỡng hay đe dọa suy dinh dưỡng. Vì không được bổ sung đầy đủ canxi, khiến bé ăn uống kém, xương yếu, dễ bị “biến dạng” (gù, vòng kiềng… ), răng mọc chậm, dễ bị sâu…

Bé trong độ tuổi phát triển

Giai đoạn dậy thì của bé là “thời điểm vàng” để mẹ tăng cường bồi dưỡng, giúp trẻ bứt phá về cả chiều cao và thể lực. Chính vì vậy rất cần tăng cường bổ sung canxi cho trẻ để đáp ứng tốt nhất nhu cầu phát triển chiều cao cân nặng của trẻ.

2. Trẻ nên uống canxi vào lúc nào?

Cho trẻ uống canxi vào buổi sáng: Khi bổ sung canxi, trẻ cần vận động để lượng canxi đưa vào có thời gian kịp chuyển vào đích là khung xương, bởi vậy uống vào buổi sáng hoặc trưa với lượng nước nhiều sẽ hiệu quả nhất, thay vì uống vào buổi tối, hay buổi chiều, sẽ khiến canxi lắng đọng, nguy cơ gây ra các bệnh lý khác như sỏi thận, táo bón và điển hình là chứng khó ngủ, trằn trọc ở trẻ.
Buổi sáng là thời gian thích hợp để bổ sung canxi cho bé

Hơn nữa, uống canxi vào buổi sáng, trẻ sau đó có nhiều cơ hội tiếp xúc với ánh nắng mặt trời giúp cho cơ thể hấp thu canxi hiệu quả hơn nhiều lần. Tốt nhất là trước khi trẻ ăn 30 phút hoặc sau khi ăn 1 tiếng.
Không cho trẻ uống canxi vào lúc đói:Cho trẻ uống canxi trong và sau bữa ăn, tuyệt đối không nên cho trẻ uống khi đói. Đối với các trường hợp trẻ đang sử dụng các loại kháng sinh thì nên cho trẻ uống cách ra sau 2 tiếng.
Tăng cường bổ sung canxi cho trẻ vào mùa đông: Thời điểm mùa đông ít ánh nắng mặt trời trẻ sẽ bị thiếu hụt hàm lượng canxi cao hơn vì vậy bổ sung cho trẻ uống canxi mùa này là thích hợp nhất
Đừng quên cho trẻ tắm nắng: Tắm nắng chính là phương pháp hiệu quả giúp trẻ hấp thụ vitamin D. Mà vitamin D là lại rất cần thiết trong việc kích thích hấp thu canxi.

Tắm nắng cho trẻ giúp trẻ hấp thu canxi tốt hơn

Vì thế ngay từ 7 – 10 ngày sau khi sinh, mẹ hãy cho trẻ ra tắm nắng. Tuy nhiên không phải mẹ nào cũng cho trẻ tắm nắng đúng cách. Nhiều người vẫn nghĩ rằng trẻ sơ sinh còn nhỏ không nên ra ngoài mà chỉ để trẻ nằm cạnh cửa kính có ánh nắng chiếu qua. Thế nhưng đây là quan niệm vô cùng sai lầm vì khi ấy ánh nắng vẫn không thể chiếu qua da trẻ.

3. Sử dụng canxi nano giúp trẻ hấp thu canxi tốt hơn

Với công nghệ nano, canxi dạng nano với các hạt nano kích thước siêu nhỏ, có khả năng hấp thu tối ưu vào cơ thể trẻ, thẩm thấu vào mạch máu, ổn định hoạt động của hệ thần kinh một cách bình thường nhất, ngoài ra canxi nano có độ tan và khả năng hấp thu rất cao lên đến trên 95% vì vậy sẽ không có tác dụng không mong muốn và không gây kích ức đối với dạ dày cũng như đối với ruột non, tuyệt đối an toàn đối với hấp thụ và tiêu hóa ở trẻ nhỏ.
Chăm sóc bé yêu luôn mong con bạn có một sức khỏe tốt và trí tuệ vượt trội!

Xem thêm:

Thứ Hai, 26 tháng 2, 2018

Triệu chứng thiếu hụt vitamin K ở trẻ sơ sinh mẹ cần biết

Vitamin K không phổ biến như các loại vitamin khác nhưng nó lại đóng vai trò vô cùng quan trọng, giúp cơ thể bé được phát triển toàn diện và khỏe mạnh. Mới đây vụ 3 bệnh nhi mới hơn 1 tháng tuổi đều bị xuất huyết não vì thiếu vitamin K gây xôn xao dư luận và khiến nhiều bậc làm cha mẹ thức tỉnh về tầm quan trọng của vitamin K

1. Tại sao trẻ sơ sinh dễ bị thiếu hụt vitamin K

Vitamin K dễ bị thiếu hụt ở trẻ sơ sinh

Tất cả trẻ sơ sinh ở mọi giới tính, chủng tộc hay sắc tộc đều có nguy cơ cao bị chảy máu do thiếu vitamin K cho đến khi chúng bắt đầu ăn được thức ăn từ 4-6 tháng tuổi, và cho đến khi các vi khuẩn đường ruột bắt đầu có thể tạo thành vitamin K.
Thiếu vitamin K thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh

Tình trạng này xảy ra vì:
  • Hầu hết trẻ lúc mới sinh có rất ít vitamin K1 trong cơ thể do vitamin K1 không qua được nhau thai, vi khuẩn đường ruột chưa phát triển, lượng vitamin K1 trong sữa mẹ không đủ.
  • Ở trẻ sơ sinh có ít vitamin k được dự trữ trong cơ thể vì chỉ có lượng rất nhỏ vitamin K vào chúng thông qua nhau thai từ mẹ
  • Các lợi khuẩn sản xuất vitamin K vẫn chưa có mặt trong đường ruột của trẻ mới sinh
  • Sữa mẹ chứa một lượng thấp vitamin k, vì vậy trẻ chỉ bú sữa mẹ không có đủ vitamin K.

Nguy cơ thiếu hụt vitamin K sẽ cao hơn đối với những trẻ:

Trẻ lọt lòng vi khuẩn chí của các con phố ruột chưa toàn diện: Bình thường, trong ruột có một hệ vi khuẩn chí (cân bằng vi khuẩn thường trú trong ruột cả về thành phần lẫn số lượng) để đảm bảo cho hoạt động sinh lý của ruột và của cơ thể, đảm bảo cho cơ thể chống mọi vi khuẩn gây bệnh. Ruột của trẻ sơ sinh lúc mới đẻ ra chưa có vi khuẩn, sau đó 8 giờ, ruột đã có vi khuẩn từ môi trường bên ngoài vào.
Trẻ sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài gần như bị thiếu vitamin K

Những trẻ sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài: Việc sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài khiến cho những loại vi khuẩn có lợi trong ruột sản xuất thiếu hụt vitamin K dẫn đến tình trạng trẻ sẽ bị chảy máu, chảy máu sau phẫu thuật, đi tiểu ra máu. Những trẻ mắc các bệnh về gan hoặc gặp vấn đề về đường tiêu hóa gần như chắc chắn bị thiếu vitamin K.
Những bé sinh ra trước 37 tuần tuổi của thai kỳ, những bé sinh ra nhờ mổ lấy thai hoặc có sự can thiệp của kẹp forcep, bé vừa sinh ra đã bị thâm tím mình mẩy, bé bị khó thở khi sinh, những bé có vấn đề về gan hoặc không khỏe khi sinh là những đối tượng rất dễ bị thiếu vitamin K

2. Triệu chứng nhận biết trẻ thiếu vitamin K

Các bác sĩ về nhi cho biết trẻ sơ sinh bú mẹ được tiếp nhận vào cơ thể một lượng vitamin K ít hơn nhiều so với những bé bú bình, và do đó rất dễ có nguy cơ bị bệnh xuất huyết cao, còn những trẻ bú bình lại có lượng vitamin K trong máu cao hơn bởi các nhà sản xuất sữa đã thêm một lượng vitamin thích hợp vào sữa công thức.

Da bầm tím cũng là một trong những dấu hiệu nhận biết thiếu vitamin K

Nếu trẻ sơ sinh thiếu vitamin K trong cơ thể, khi gặp một số sự cố sẽ tạo ra những vết thương chảy máu và đặc biệt máu có thể không đông. Hơn thế một biểu hiện dễ nhận thấy nhất khi con bạn thiếu Vitamin K, con sẽ rất dễ bị chảy máu hay xuất huyết 
Vitamin K thiếu hụt trong cơ thể trẻ là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Điều này là tất yếu do hệ thống tiêu hóa của trẻ được vô trùng và không chứa vi khuẩn có thể tổng hợp vitamin K, đặc biệt là sữa mẹ chỉ chứa vitamin K với một liều lượng rất nhỏ. Cho nên để phòng ngừa, các mẹ hãy bổ sung lượng vitamin K cho các bé khi sinh.
Chăm sóc bé yêu mong rằng, những thông tin này sẽ giúp các mẹ bảo vệ con mình trước khi quá muộn!
Xem thêm:

Thứ Bảy, 10 tháng 2, 2018

4 câu chuyện mẹ kể trẻ nghe hàng đêm để trẻ thành tài

"Nếu muốn con bạn thông minh, hãy đọc cho chúng nghe truyện cổ tích, nếu muốn con bạn thông minh hơn, hãy đọc cho chúng nghe nhiều truyện cổ tích hơn nữa". Nhà bác học vĩ đại Albert Einstein đã từng nói như vậy. Hãy bắt đầu đọc truyện cổ tích cho con nghe ngay từ bây giờ các bạn nhé!

1. Câu chuyện Thỏ và Rùa

Truyện giáo dục đức tính kiên trì, siêng năng, nhẫn nại. Những người nhanh nhẹn nhưng cẩu thả trong suy nghĩ cuối cùng cũng sẽ bị đánh bại bởi người kiên nhẫn, siêng năng dù họ chậm hơn rất nhiều.
Biết sai và sửa sai là một đức tính tốt. Mẹ hãy giải thích cho bé hiểu rằng trong công việc hàng ngày giữa một người chậm, cẩn thận và đáng tin cậy với một người nhanh nhẹn, đáng tin cậy, chắc chắn người nhanh nhẹn sẽ được trọng dụng hơn nhiều và họ sẽ tiến xa hơn trong học tập, cũng như trong cuộc sống. Cha mẹ hãy giúp bé hiểu rõ thông điệp “chậm và chắc là điều tốt, nhưng nhanh và đáng tin cậy sẽ tốt hơn rất nhiều”.

Truyện Thỏ và Rùa

"Ngày xửa ngày xưa, có một con Rùa và một con Thỏ sống trong một khu rừng xinh đẹp và yên tĩnh. Ngày ngày chúng vui chơi với nhau như hai người bạn thân. Một hôm, Thỏ và Rùa cãi nhau xem ai nhanh hơn.
Rồi chúng quyết định giải quyết việc tranh luận bằng một cuộc thi chạy đua. Thỏ và Rùa đồng ý lộ trình và bắt đầu cuộc đua. Thỏ xuất phát nhanh như tên bắn và chạy thục mạng rất nhanh, khi thấy rằng mình đã khá xa Rùa, Thỏ nghĩ nên nghỉ cho đỡ mệt dưới một bóng cây xum xuê lá bên vệ đường. Vì quá tự tin vào khả năng giành chiến thắng của mình, Thỏ ngồi dưới bóng cây và nhanh chóng ngủ thiếp đi. Rùa chạy mãi rồi cũng đến nơi, thấy Thỏ đang ngủ ngon giấc Rùa từ từ vượt qua Thỏ và về đích trước Thỏ. Khi Thỏ thức dậy thì rùa đã đến đích và trở thành người chiến thắng. Lúc này Thỏ biết mình đã thua cuộc vì quá tự tin vào khả năng của mình, còn Rùa chiến thắng vì kiên trì bám đuổi mục tiêu và làm việc hết sức trong khả năng của mình, cộng với một chút may mắn và giành chiến thắng.
Thỏ vô cùng thất vọng vì để thua Rùa, nó nhận ra rằng nó thua chính vì quá tự tin, bất cẩn và thiếu kỷ luật. Nếu nó không xem mọi thứ quá dễ dàng và chắc thắng thì rùa không thể có cơ hội hạ được nó. Vì thế, Thỏ quyết định thách thức Rùa bằng một cuộc đua mới. Rùa đồng ý. Lần này, Thỏ chạy với tất cả sức lực của nó và chạy một mạch về đích. Nó bỏ xa Rùa đến mấy dặm đường"

2. Câu chuyện Cây táo thần

Câu truyện sẽ dạy cho trẻ hiểu rằng: Chỉ khi biết chia sẻ những thứ mình có với mọi người chúng ta mới có được niềm vui và hạnh phúc thực sự.

Truyện Cây táo thần

"Ngày xửa, ngày xưa đã lâu lắm rồi, có một cây táo thần mọc ở ngoại ô thành phố. Hàng ngày bọn trẻ thường đến chơi ở đó, nô đùa xung quanh cây táo và bứt những quả táo ngon trên cành để chia nhau ăn.

Một hôm có một cậu bé không biết từ đâu đến, cậu bé cau mày nói với bọn trẻ:

- Này chúng mày, vườn này là của tao, tao đã mua từ trước. Cây táo này là của tao, chúng mày đi chỗ khác chơi, cấm không được đến đây nữa.

Nghe vậy, bọn trẻ rất buồn, tất cả cúi đầu lặng lẽ ra về, chỉ còn cậu bé hống hách ở lại.

Cây táo biết tất cả mọi chuyện, bằng phép lạ nó làm cho cậu bé ngủ thiếp đi dưới gốc cây và cũng bằng phép lạ nó làm cho cậu bé nằm mơ. Cậu bé mơ thấy trên thân cây táo có một cái hốc rất lớn. Cậu cảm thấy bụng đói cồn cào. Cậu bé trèo lên cây và định bứt táo để ăn. Nhưng mỗi khi tay cậu bé chạm vào một quả táo thì cành táo laị quay đi chỗ khác và quả táo lại rơi vào cái hốc to tướng ở thân cây. Cứ như vậy cho đến khi tất cả trên cành rơi vào hết cái hốc, chỉ còn trơ lại một quả trên cành.

Cậu bé ngồi dưới gốc cây và khóc. Đến lúc đó cây táo mới cất tiếng hỏi:

- Tại sao cháu khóc?

Cậu bé mếu máo trả lời:

- Ông ích kỉ quá. Ông ăn hết cả táo, ông không cho cháu một quả nào. Cháu đói lắm rồi ông ạ.

Cây táo cười và nói:

- Cháu có nhớ là cháu đã đuổi hết tất cả các bạn không? Các bạn cũng muốn ăn táo của ông nhưng cháu không cho các bạn một quả nào, như vậy cháu có ích kỉ không?

Cậu bé nhớ lại lúc các bạn buồn rầu ra về, cậu bé thấy ân hận vô cùng, cậu bé ngước nhìn cây táo và nói:

- Vâng cháu biết lỗi rồi!

Cây táo cất tiếng cười vang, rung cả cây, làm cho quả táo còn lại cũng rơi trúng đầu cậu bé, cậu bé giật mình tỉnh giấc. Cậu bé ngơ ngác nhìn xung quanh, cậu bé thấy mình đang nằm dưới gốc cây. Cái hố to tướng trên cây táo biến mất. Cây táo vẫn đứng yên lặng và trên cây vẫn sai trĩu quả.

Cậu bé chồm dậy, nhớ đến giấc mơ, cậu vội chạy đi gọi các bạn:

- Này các bạn ơi! Quay lại đây chơi đi. Mình xin lỗi các bạn vì đã đuổi các bạn đi.

Thế là tất cả cùng nhau chạy ra vườn. Cậu tự mình trèo lên bứt những quả chín ném xuống cho các bạn. Các bạn lại cười đùa vui vẻ. Cậu bé chợt hiểu rằng điều hạnh phúc nhất trên trái đất này là cùng chia sẻ niềm vui với mọi người."

3. Câu chuyện Củ cải trắng

Truyện mang đến thông điệp: Khi cho đi bạn sẽ nhận lại được nhiều hơn những thứ mình có.

Truyện củ cải trắng


"Mùa đông đã đến rồi trời lạnh buốt, Thỏ con không có gì để ăn cả. Thỏ con mặc áo vào rồi ra ngoài kiếm thức ăn. Nó đi mãi đi mãi cuối cùng cũng tìm được 2 củ cải trắng. Thỏ con reo lên:

- Ôi, ở đây có hai củ cải trắng liền, mình thật là may mắn!

Thỏ con đói bụng, muốn ăn lắm rồi. Nhưng Thỏ lại nghĩ:

- Ừm… trời lạnh thế này, chắc Dê con cũng không có cái gì để ăn đâu. Mình phải mang cho Dê con một củ mới được.

Thế là Thỏ con đi sang nhà bạn Dê nhưng Dê con không có nhà nên Thỏ đặt củ cải lên bàn rồi đi về.

Tình cờ, Dê con đi chơi cũng tìm được một củ cải trắng nhưng nó chỉ ăn trước một nửa.

Về đến nhà, lại thấy có một củ cải trắng ở trên bàn Dê thèm ăn lắm, nhưng lại nghĩ:

- Ôi trời lạnh thế này chắc Hươu con không có cái gì để ăn rồi, mình phải mang cho Hươu con mới được.

Dê con đến nhà Hươu nhưng Hươu lại đi vắng, Dê con bèn đặt củ cải ở trên bàn rồi về.

Khi Hươu về nhà, thấy củ cải ở trên bàn, Hươu ngạc nhiên lắm.

- Ồ, củ cải trắng ở đâu mà ngon vậy nhỉ. Xuỵt… thích quá. Nhưng chắc trời lạnh thế này, Thỏ con cũng không có gì ăn đâu. Mình phải mang sang cho Thỏ mới được.

Khi Hươu đến thì Thỏ con đang ngủ rất say. Khi tỉnh dậy Thỏ lại thấy trên bàn mình xuất hiện một củ cải trắng. 
Thỏ vui lắm nó chạy đi gọi các bạn:

- Bạn Hươu ơi, bạn Dê ơi hãy đến nhà tôi, chúng ta cùng ăn củ cải trắng thơm ngon này.

Thế là cuối cùng, củ cải trắng ấy được chia sẻ cho cả ba người bạn tốt bụng của chúng ta. Các bạn thấy đấy tấm lòng thơm thảo, sẵn sàng sẻ chia của các bạn ấy thật là đáng học tập phải không nào?"

4. Câu chuyện Dê đen và Dê trắng

Qua câu chuyện ngụ ngôn Dê đen và Dê trắng truyền tải nhiều thông điệp khác nhau cho bé hiểu. Chẳng hạn như biết cách ứng xử trước các tình huống khó, nguy hiểm, lạc quan và bản lĩnh để xử lý vấn đề.

Truyện Dê đen Dê trắng

"Dê đen và Dê trắng cùng sống trong một khu rừng. Hàng ngày, cả hai thường đến uống nước và tìm cái ăn ở trong khu rừng quen thuộc.

Một hôm, Dê trắng đi tìm cái ăn và uống nước suối như mọi khi. Dê đang mải mê ngặm cỏ, bất chợt một con Sói ở đâu nhảy xổ ra. Sói quát hỏi:- Dê kia! mi đi đâu?

Dê trắng sợ rúm cả người, lắp bắp:

- Dạ, dạ, tôi đi tìm... tìm cỏ non và...và uống nước suối ạ!

Sói lại quát hỏi:

- Mi có gì ở chân?

- Dạ, dạ, chân của tôi có móng ạ...ạ!

- Trên đầu mi có gì?

- Dạ, dạ, trên đầu tôi có đôi sừng mới nhú...

Sói càng quát to hơn:

- Trái tim mi thế nào?

- Ôi, ôi, trái...trái tim tôi đang run sợ...sợ...

- Hahaha...

Sói cười vang rồi ăn thịt chú Dê trắng tội nghiệp

Dê đen cũng đi tới khu rừng để ăn cỏ non và uống nước suối. Đang tha thẩn ngặm cỏ, chợt Sói xuất hiện, nó quát hỏi: - Dê kia, mi đi đâu?

Dê đen nhìn con Sói từ đầu tới chân rồi ngước cổ trả lời:

- Ta đi tìm kẻ nào thích gây sự đây! Sói bị bất ngờ, nó hỏi tiếp:

- Thế dưới chân mi có gì?

- Chân thép của ta có móng bằng đồng.

- Thế...thế...trên đầu mi có gì?

- Trên đầu của ta có đôi sừng bằng kim cương!

Sói sợ lắm rồi, nhưng vẫn cố hỏi:

- Mi...mi...trái tim mi thế nào?

Dê đen dõng dạc trả lời:

- Trái tim thép của ta bảo ta rằng: hãy cắm đôi sừng kim cương vào đầu Sói. Nào, Sói hãy lại đây.

Ôi trời, sợ quá, con Sói ba chân bốn cẳng chạy biến vào rừng, từ đó không ai trông thấy nó lởn vởn ở khu rừng đó nữa."
Chăm sóc bé yêu luôn mong con bạn có một sức khỏe tốt và trí tuệ vượt trội!

Xem thêm:

Thứ Năm, 8 tháng 2, 2018

Bổ sung canxi hiệu quả cho trẻ dưới 12 tháng tuổi

Bổ sung canxi cho trẻ em là việc cần làm của cha mẹ giúp trẻ phát triển tốt nhất về sức khỏe và chiều cao. Ở mỗi lứa tuổi khác nhau sẽ có nhu cầu canxi khác nhau, vậy đối với trẻ dưới 12 tháng tuổi thì nên bổ sung canxi như thế nào? Hãy cùng Chăm sóc bé yêu tìm hiểu nhé!

Bổ sung canxi hiệu quả cho trẻ dưới 12 tháng tuổi

1. Liều lượng canxi cho trẻ dưới 12 tháng tuổi

Canxi có vai trò quan trọng đối với sự phát triển chiều cao và sức khỏe xương của trẻ em.Trẻ càng lớn, nhu cầu canxi càng tăng lên. Lượng bổ sung canxi cần thiết cho trẻ từ 0 đến 6 tháng tuổi là 300mg/ngày. Từ 7 đến 12 tháng tuổi là 400mg/ngày.
Với những trẻ dưới 6 tháng tuổi việc bú mẹ trong thời gian này có thể cung cấp đủ canxi cho bé mà không cần phải bổ sung từ bên ngoài. Cha mẹ cần chú ý để bổ sung đúng lượng canxi cho trẻ, tránh tối đa việc bé thừa hay thiếu canxi. Thiếu canxi, lâu ngày trẻ sẽ bị còi xương, chậm lớn và dẫn đến những bệnh lý khác. Theo thống kê mới nhất của Viện Y xã hội học, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi của Việt Nam là 29,3%, một phần do trẻ bị thiếu canxi.

Hàm lượng canxi cần thiết cho trẻ theo từng độ tuổi
Bổ sung thừa canxi cũng gây ra những hậu quả không tốt như táo bón, đau xương, buồn nôn. Nếu thừa, lượng canxi có thể tích tụ làm gây vôi hóa thận, giảm hấp thu các chất khoáng khác như sắt, kẽm, magie

2. Bổ sung canxi cho trẻ dưới 12 tháng tuổi an toàn, hiệu quả

Nuôi con bằng sữa mẹ

Với những trẻ dưới 6 tháng tuổi việc bú mẹ trong thời gian này có thể cung cấp đủ canxi cho bé mà không cần phải bổ sung từ bên ngoài. Do đó, cách tốt nhất để bổ sung canxi hiệu quả cho bé dưới 12 tháng tuổi là các mẹ hãy cho con bú bằng sữa mẹ, trong đó 4 đến 6 tháng đầu, trẻ phải được bú mẹ hoàn toàn. 
Nuôi con bằng sữa mẹ là cách tốt nhất để bổ sung canxi cho trẻ dưới 1 tuổi

Theo đó, các mẹ cần ăn uống đầy đủ, đa dạng các loại thực phẩm, ăn thêm bữa phụ hoặc uống 200ml sữa công thức trước khi ngủ vì sữa mẹ được tiết nhiều vào ban đêm. Khi trẻ được 12 tháng tuổi, có thể bổ sung canxi cho trẻ bằng thực phẩm, thực phẩm chức năng, sữa canxi
Khi càng lớn nhu cầu tăng trưởng của bé càng phát triển, nhất là cho hệ xương, vì vậy cần bổ sung canxi cho bé lúc này là hết sức quan trọng. Mẹ có thể chọn cho bé những sản phẩm sữa giàu canxi hay các chế phẩm từ sữa, hoặc những thực phẩm thường gặp như đậu nành và hải sản.

Canxi và vitamin D- Bộ đôi hoàn hảo

Tắm nắng cho trẻ giúp canxi được hấp thụ tốt hơn
Canxi và vitamin D là bộ đôi không thể tách rời nhau bởi vitamin D là chất dẫn truyền để cơ thể hấp thu canxi. Vì thế, bên cạnh việc bổ sung canxi, mẹ cũng nên cho bé bổ sung vitamin D bằng chế độ ăn uống, cũng như cho con mình thường xuyên tắm nắng, vận động ngoài ánh nắng để tăng cường Vitamin D, nhờ đó canxi sẽ được hấp thụ dễ dàng hơn.
Chăm sóc bé yêu luôn mong muốn con bạn có một sức khỏe tốt và trí tuệ vượt trội!

Xem thêm: