Thứ Ba, 6 tháng 2, 2018

Dạy con thông minh của bố, mẹ Nhật: Lạ nhưng chất!

Trẻ em ở Nhật nổi tiếng thông minh, chăm chỉ, lễ phép và có sức sáng tạo. Điều này có được không phải do bẩm sinh mà tất cả là nhờ những phương pháp dạy con đặc biệt của các bố mẹ Nhật. Hãy cùng Chăm sóc bé yêu tìm hiểu nhé!
Học cách dạy con thông minh từ bố, mẹ Nhật

1. Chú trọng truyện cổ tích

Lứa tuổi thiếu nhi là một giai đoạn phát triển phức tạp và có vị trí đặc biệt quan trọng. Cùng với sự hoàn thiện dần về thể chất, trẻ có những đặc điểm tâm sinh lý riêng biệt, tư duy hình tượng cụ thể chiếm ưu thế, giàu cảm xúc, thích tìm tòi khám phá ham hiểu biết. Chính lẽ đó mà truyện cổ tích đã trở thành một phương tiện giáo dục rất hiệu nghiệm đối với trẻ. Truyện cổ tích giúp trẻ phát triển khả năng sáng tạo và nhận biết văn hoá, dạy cho trẻ cách phân biệt đúng sai và điều khiển tốt cảm xúc bản thân.
Các bà mẹ Nhật thường dạy con qua các câu chuyện cổ tích

Cũng như các bậc cha mẹ khác, các bà mẹ Nhật thường dạy con qua việc kể cho bé nghe những câu chuyện cổ tích. Các bậc phụ huynh tin rằng chính thế giới thần thoại cùng những điều lạ kỳ và không tưởng ấy là chất liệu và niềm cảm hứng cho sự sáng tạo vô biên của đứa trẻ sau này. Hãy thử nhìn vào cuộc sống thường ngày và ta sẽ thấy: trong truyện có thảm thần và ngoài đời chúng ta có máy bay, trong truyện chỉ cần phẩy tay là cửa mở và ngoài đời chúng ta có hệ thống cửa cảm biến,...

2. Không cho con xem TV

Thật khác lạ phải không các bạn. Ở Việt Nam, nhiều bố mẹ không chỉ cho con xem TV mà còn cho con chơi cả điện thoại để trông con cho tiện.
Cho trẻ xem tv quá nhiều khiến cấu trúc đại não bị phá vỡ

Người Nhật quan niệm rằng, việc cho trẻ xem TV rất mất thời gian và có thể trẻ sẽ bị nghiện mà lơ là việc học hành. Cha mẹ Nhật còn ý thức rất rõ việc nếu cho con xem tivi quá sớm và quá nhiều thì cấu trúc của đại não sẽ bị phá vỡ; từ tivi phát ra dòng âm cực sản sinh ra từ điện áp 20,000 volts, gây ảnh hưởng không tốt đến thùy não trước (phần tạo ra năng lực suy nghĩ) của con người. “Tắt TV, Bật ý tưởng” là châm ngôn truyền miệng của phụ huynh Nhật.

3. Để trẻ được tự ra quyết định

Trẻ em Nhật Bản luôn chứng tỏ cho thế giới thấy sự trưởng thành trong suy nghĩ và hành động. Các em có thể tự giải quyết vấn đề cá nhân mà không cần người lớn. Những việc các em tự làm có thể đơn giản chỉ là tự chọn quần áo cho mình, tự đi giày dép, tự mua đồ, tự đến trường…
Đừng lo lắng, hãy để trẻ tự đưa ra quyết định

Việc trẻ tự ra quyết định giúp các em vận động não bộ để suy nghĩ và có trách nhiệm với suy nghĩ của mình. Như thế, trẻ sẽ chủ động hơn và sáng tạo hơn. Trẻ cũng không cãi lại bố mẹ một cách vô lý, thay vào đó có thể là những tâm sự hoặc tranh luận thông minh.
Các hoạt động để trẻ học cách tự quyết có thể được đưa vào trong những trò chơi. Ví dụ như trò chơi trong ngày hội “Thử tài làm cơm Bento” tại Akira. Các em được giao cho một số tiền và phải tự tính toán để mua dụng cụ và nguyên liệu để làm được hộp cơm đẹp nhất trong ngân sách mình có.

4. “Hãy cố lên” thay vì “Con sẽ làm được”

Khi làm bất cứ việc gì, bố mẹ Nhật sẽ không nói “Con sẽ làm được”. Đặt ra một cái đích và sự kỳ vọng như vậy chỉ khiến trẻ căng thẳng và áp lực hơn. Thay vì thế, bố mẹ Nhật sẽ nói "hãy cố lên". Như vậy trẻ hiểu rằng dù có thành công hay không, miễn trẻ đã cố gắng hết sức là được rồi. Khi trẻ cố gắng làm một việc gì đó, trẻ sẽ trở nên thông minh hơn, điều đấy cũng đúng với cả người lớn.
Hãy đứng bên cạnh khích lệ con "Hãy cố lên!"

Khi trẻ học tiếng Nhật cũng vậy. Nếu như chữ tượng hình quá khó để trẻ nhớ, các giảng viên sẽ không thúc giục trẻ bằng cách nói “Học mãi con cũng sẽ thuộc thôi” trong khi trẻ con mơ hồ chưa biết phải bắt đầu từ đâu. Thay vào đó, các em sẽ được giao những nhiệm vụ nhỏ hơn để có thể tập trung hoàn thành từng việc một. Khi trẻ thuộc được chữ khó, giảng viên sẽ khen “Con đã làm rất giỏi, hãy tiếp tục cố gắng với những chữ còn lại nhé”.
Chăm sóc bé yêu mong rằng bài viết này bổ ích với các bạn!

Xem thêm:

Thứ Bảy, 3 tháng 2, 2018

Cá gì bổ sung DHA tốt cho bé?

Cá chính là thực phẩm số một cung cấp nguồn DHA dồi dào cho bé. Tuy nhiên, giá trị dinh dưỡng của mỗi một loại cá lại rất khác nhau, để tìm được loại cá thích hợp nhất cho trẻ, vừa dễ tiêu lại giàu dinh dưỡng, giúp não phát triển tốt nhất thì không phải bà mẹ nào cũng biết

Những loài cá bổ sung DHA an toàn cho bé

1. Những loài cá giàu DHA và an toàn cho bé

Cá là nguồn thực phẩm giàu axit béo Omega3, đặc biệt là DHA và EPA rất quan trọng cho sự phát triển trí não và mắt trẻ. Tuy nhiên một số loài cá có chứa hàm lượng thủy ngân cao, loại kim loại nặng này sẽ rất có hại cho sự phát triển trí não và thần kinh của trẻ.

Thủy ngân từ các mỏ khai thác vàng và từ các nhà máy sản xuất pin rò rỉ vào 
trong nguồn nước khiến nhiều loài cá bị nhiễm thủy ngân với hàm lượng cao

Hầu như các loài cá và thủy hải sản có vỏ đều chứa thủy ngân, những loại cá ăn thịt sẽ chứa nhiều thủy ngân hơn. Khi chúng ăn thịt các loại cá khác, chúng đã tự hấp thụ thủy ngân. Loài cá càng lớn thì nhu cầu ăn của chúng càng nhiều, đồng nghĩa với việc lượng thủy ngân tích tụ trong cơ thể chúng cao lớn và càng tăng.
Nhóm của giáo sư Santerre từ Đại học Purdue đã đưa ra 8 loài cá có hàm lượng thủy ngân thấp và chất béo lành mạnh. Đó là: Cá cơm, cá trích, cá thu (Cá thu Atlantic, jack, cá bống), cá hồi vân nuôi ở trang trại, cá hồi trong tự nhiên hoặc nuôi ở nhân tạo, cá mòi, cá trích dày mình ở Bắc Mỹ và cá thịt trắng.
Tuy nhiên, ở Việt Nam thì chỉ phổ biến loài cá hồi, cá lóc và cá basa, những loài cá này vừa dễ mua và vừa an toàn cho bé bởi hàm lượng thủy ngân thấp:

Cá quả chứa hàm lượng dinh dưỡng cao
  • Cá quả (cá lóc): Trong môi trường nước ngọt cá quả được xem là loài cá chứa hàm lượng dinh dưỡng cao với các vi chất như Canxi, Lipid, Protid, Protein….cùng nhiều chất dinh dưỡng khác tốt cho quá trình phát triển trí tuệ và tăng sức đề kháng cho trẻ đặc biệt dễ tiêu hóa nên rất thích hợp cho hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ. Bên cạnh đó, thịt cá quả thơm ngon, ít xương và rất dễ chế biến.
  • Cá Basa: Trong cá basa có hàm lượng Axit amin cao cùng nhiều vi chất rất tốt cho sự phát triển não bộ của trẻ. Song song đó, cá basa còn chứa nhiều Omega-3 tự nhiên rất tốt cho mắt và cần thiết cho cơ thể. Hầu hết các chất dinh dưỡng của cá basa nằm dưới lớp mỡ, do đó các bà mẹ không nên loại bỏ phần mỡ của cá khi chế biến.
  • Cá Hồi: Trong cá hồi chứa nhiều Canxi , Sắt, Kẽm, Magie, Vitamin A, B, D, E và lượng lớn axit béo không bão hòa tốt cho sức khỏe và sự phát triển của não bộ giúp trẻ thông minh hơn. Ngoài ra các bà mẹ nên chọn cá hồi vì thịt cá hồi mềm, ít xương và thơm ngon rất thích hợp để chế biến thành món ăn cho trẻ.

2. Bé nên ăn cá khi nào?

Khi bé bắt đầu ăn dặm có thể cho bé ăn cá

Để tránh cho bé khỏi nguy cơ bị dị ứng thực phẩm và an toàn cho hệ tiêu hóa còn non nớt của bé, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng: mẹ chỉ nên cho bé ăn cá khi bé đủ 8 tháng tuổi. Tức là khi bé đã có thể bắt đầu ăn dặm. Tuy nhiên trong trường hợp bé nhà bạn hoàn toàn không có tiền sử gia đình dị ứng thực phẩm hoặc bệnh hen suyễn thì bé cũng có thể ăn sớm hơn.
Nếu trẻ bị dị ứng với cá thì các mẹ hãy lưu ý các biểu hiện như: sưng lưỡi, môi, khuôn mặt, phát ban da, chuột rút ở bụng; thở khò khè nôn mửa và tiêu chảy. Khi này hãy dừng ngay việc cho con ăn dặm bằng cá nhé các mẹ!
Chăm sóc bé yêu  luôn mong con bạn có một sức khỏe tốt và trí tuệ vượt trội!

Xem thêm:

Thứ Sáu, 2 tháng 2, 2018

Khi nào mẹ nên cho bé uống sữa bò non?

Sữa bò non là thực phẩm tốt và an toàn cho trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh, tuy nhiên không phải trẻ nào cũng nhất thiết phải bổ sung thêm sữa bò non. Các mẹ hãy chú ý nhé!

1. Mẹ không đủ sữa

Sữa bò được sản xuất dựa trên các thành phần dưỡng chất trong sữa non của mẹ, do đó có thể giúp trẻ bổ sung được nhiều nguồn dưỡng chất cho bé. Tuy nhiên, không một sữa non công thức nào có thể sánh bằng sữa non của người mẹ.
Sữa bò non nguyên chất Úc thương hiệu Blossom

Tuy nhiên, trong trường hợp người mẹ quá ít sữa, không đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày cho con thì bắt buộc gia đình phải cho trẻ sử dụng sữa ngoài. Và lựa chọn tối ưu nhất lúc đó chính là sữa bò non. Bởi vì sữa bò non có độ tương thích với sữa non của người tới 98%.
Sữa bò non có những thành phần đặc làm nên sự khác biệt của nó mà các loại sữa khác không có được như: IgG, Carbonhydrate, Protein, Vitamin A, Vitamin E, Vitamin B2, Vitamin B6, vitamin D, Axit Folic, Kẽm, Magie, Phot pho, Lysin, Canxi…Những chất này giúp tăng cường hệ miễn dịch, phòng chống nhiều bệnh tật, tăng cường hệ tiêu hóa.

2. Trẻ hoặc mẹ bị bệnh rất nặng

Không phải lúc nào thai kỳ và quá trình sinh nở cũng diễn ra như đúng kế hoạch. Sau khi sinh, bạn có thể rất ốm hoặc em bé có thể cần được chăm sóc y tế đặc biệt. Nhưng cho dù là vì lý do gì, thì có một số trẻ, sẽ cần phải bổ sung thêm sữa bò non.

Dùng sữa bò non cho bé khi mẹ thường phải dùng đến thuốc trị bệnh

Khi người mẹ bị bệnh, phải uống nhiều loại thuốc, trong số đó có rất nhiều loại thuốc không an toàn cho bé nếu bạn đang cho con bú. Nếu bạn đang sử dụng những loại thuốc này, bạn nên cho trẻ dùng sữa công thức.

3. Mẹ không có điều kiện ở bên bé

Những bà mẹ phải đi làm thường gặp rất nhiều khó khăn trong việc cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ. Bạn có thể sẽ không có thời gian để vắt sữa cho trẻ hoặc đơn giản chỉ là bạn không muốn ngồi vắt sữa ở nơi làm việc. Trong những trường hợp này, bạn có thể thuê vú nuôi để cho trẻ bú khi bạn đi làm, hoặc bổ sung sữa công thức cho trẻ, mỗi khi bạn không thể cho trẻ bú. Theo thời gian, một số bà mẹ sẽ cố gắng đảo ngược quá trình này, có nghĩa là, họ sẽ cố gắng cho trẻ bú nhiều hơn khi 2 mẹ con có thời gian ở bên nhau. Với cách này, lượng sữa công thức em bé phải dùng sẽ giảm đi đáng kể.

4. Sinh đa thai

Nên bổ sung sữa  bò non trong trường hợp sinh đa thai

Việc nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ sẽ rất khó khăn đối với những bà mẹ sinh đôi hay sinh ba. Việc cho nhiều hơn một em bé bú có thể sẽ rút kiệt sức lực và tinh thần của người mẹ. Khi này có thể tìm kiếm sự giúp đỡ của chồng hoặc của những người chăm sóc trẻ sơ sinh. Nhưng có rất nhiều cách khác bạn có thể làm khi ở vào trong tình huống này. Bạn có thể cho 1 em bé bú, trong khi bé còn lại dùng sữa công thức. Và trong lần bú tiếp theo, hãy đảo ngược lại, cho bé đã được bú mẹ dùng sữa công thức, và cho bé bú sữa công thức lần trước được bú mẹ trong lần này.
Chăm sóc bé yêu luôn mong con bạn có một sức khỏe tốt và trí tuệ vượt trội!

Xem thêm:

Thứ Tư, 31 tháng 1, 2018

Mẹ bầu ăn gì để con thông minh từ trong "trứng nước"?

Bên cạnh gen di truyền, sự thông minh của trẻ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu trong quá trình mang thai. Vậy mẹ bầu cần ăn gì để con thông minh từ trong "trứng nước"?. Hãy cùng Chăm sóc bé yêu tìm hiểu nhé!


1. Cá biển

Cá là nguồn thực phẩm bổ sung Omega 3 tốt nhất và cũng là nguồn thực phẩm cực kỳ “thân thiện” cho chế độ dinh dưỡng bà bầu. Theo kết quả nghiên cứu được thực hiện bởi trường Đại học Y khoa Harvard, những phụ nữ bổ sung cá nhiều hơn trong thực đơn 3 tháng giữa thai kỳ, trẻ nhỏ khi vào 6 tháng tuổi đạt chỉ số IQ cao hơn những đứa trẻ khác. Mỗi tuần các chị em thai phụ nên ăn khoảng 300-400g cá để trẻ thông minh lanh lợi sau này.

Cá biển là thực phẩm giàu omega 3 kích thích phát triển trí não trẻ

Cá biển cũng là nguồn cung cấp I-ốt rất tốt cho mẹ bầu. Mẹ bầu thiếu hụt i-ốt trong thai kỳ, đặc biệt là trong 12 tuần đầu sẽ làm giảm chỉ số IQ của trẻ. Thiếu i-ốt có thể gây suy giáp, khiến mẹ bầu có thể bị tiền sản giật, bất thường bánh nhau, chảy máu nhiều sau sinh; trẻ sinh ra có thể bị đần độn, trí tuệ kém phát triển, nhẹ cân.
Các bà bầu cần chú ý, tránh loại cá chứa hàm lượng thủy ngân cao như cá kình, cá mập, cá thu, cá kiếm…Chúng được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ khuyến cáo không được sử dụng cho phụ nữ đang mang thai. Để bổ sung Omega3 bằng cá tốt nhất, nên chọn cá hồi, cá ngừ, cá lóc (cá quả), những loại này có hàm lượng thủy ngân rất thấp và an toàn. Trong 120g cá hồi có đến 2400mg omega-3, trong 95g cá ngừ đóng hộp chứa 220mg omega-3.

2. Trứng gia cầm

Choline rất cần thiết cho sự phát triển não bộ của thai nhi và trẻ sơ sinh, giúp hỗ trợ trí nhớ và khả năng học tập của trẻ sau này. Thêm vào đó, theo các nhà khoa học, nếu mẹ bầu có chế độ ăn ít choline thì nguy cơ sinh con bị dị tật ống thần kinh như nứt đốt sống cao gấp 4 lần so với bình thường.

Lòng đỏ trứng gà chứa rất nhiều Choline

Trứng gia cầm là thực phẩm chứa rất nhiều Choline. Choline có ở lòng đỏ trứng gà.  Ngoài ra, trứng còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất quý giá như canxi, kali, photpho, omega-3, vitamin A, vitamin B,...

3. Các loại rau củ có màu xanh đậm

Các loại rau có màu xanh đậm

Trong các loại rau củ có màu xanh đậm như: bông cải xanh, rau chân vịt, măng tây,...Có nhiều Axit Folic, đây là loại dưỡng chất cực kỳ quan trọng trong sự hình thành mô não của thai nhi. Mẹ bầu cần bổ sung trước, trong khi mang thai và sau sinh để cung cấp đầy đủ axit folic cho cơ thể mẹ, sự phát triển của con.

4. Quả óc chó, việt quất

Mẹ bầu ăn quả óc chó mỗi ngày giúp con thông minh hơn

Quả óc chó chính là thực phẩm tuyệt vời kết hợp nguồn vitamin E dồi dào và omega-3 phong phú. Đây chính là những dưỡng chất có tác dụng thúc đẩy sự phát triển đại não cho thai nhi. Đặc biệt, trong óc chó có mỡ phốt pho giữ chức năng tạo máu và hỗ trợ hệ thần kinh. Để trẻ thông minh, bà bầu nên thường xuyên ăn quả óc chó, có thể kết hợp quả óc cho nấu với bột yến mạch để ăn sáng hay thêm vào sữa chua, hoa quả dầm, bánh quy,...
Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng rất ít loại trái cây nào chứa omega-3 nhiều như việt quất. Ăn việt quất là cách để mẹ bầu tăng sức đề kháng, thai nhi thông minh và phát triển trí não.

Xem thêm:

Thứ Ba, 30 tháng 1, 2018

Khi nào thì nên bổ sung men vi sinh cho bé

Men vi sinh thực sự cần thiết đôi vớ trẻ. Sử dụng men vi sinh giúp trẻ ăn uống ngon miệng và mau lớn, cải thiện những phiền toái của hệ tiêu hóa. Vậy thì khi nào cần bổ sung men vi sinh cho trẻ? Hãy cùng Chăm sóc bé yêu giải đáp nhé!

Khi nào nên bổ sung men vi sinh cho trẻ?

1. Tác dụng của men vi sinh đối với trẻ

Men vi sinh còn gọi là probiotic, là những vi khuẩn có lợi cho đường ruột. Các vi khuẩn này lên men thức ăn, sản xuất acid lactic, acid hóa đường ruột và ngăn ngừa sự phát triển của các vi khuẩn có hại, hạn chế nhiễm trùng tiêu hóa, khắc phục tình trạng loạn khuẩn ruột, giúp cho hệ miễn dịch tại đường ruột tăng cường hoạt động. Nhờ đó, đường ruột được lành mạnh để thực hiện tốt chức năng tiêu hóa và hấp thu thức ăn.
Men vi sinh- loại vi khuẩn có lợi cho đường ruột

Một số các chế phẩm men vi sinh không chỉ chứa các chủng vi khuẩn có lợi cho đường tiêu hóa mà còn bổ sung các nhóm vitamin thiết yếu, các khoáng chất quan trọng như: Sắt, Kẽm, Canxi,...Giúp bổ trợ trẻ ăn ngon miệng và có cảm giác thèm ăn sau khi khỏi bệnh, đem lại tác dụng toàn diện giúp trẻ có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

2. Bổ sung men vi sinh cho trẻ khi nào?

Độ tuổi trẻ có thể sử dụng men vi sinh

Trẻ từ 6 tháng tuổi cơ quan miễn dịch đã dần hoàn thiện và hệ vi sinh vật đường ruột bắt đầu có hiện tượng tái lập, nghĩa là sẽ du nhập nhiều vi khuẩn gây hại vào cơ thể thông qua đường ăn uống, hành vi gặm cắn mọi vật của bé. Hơn nữa, ở độ tuổi này bé cũng dễ mắc nhiều bệnh làm tăng nguy cơ nhiễm một số vi khuẩn. Chính vì vậy, trẻ từ 6 tháng tuổi bố mẹ đã có thể cho trẻ sử dụng men vi sinh.

Nhóm trẻ nào cần bổ sung men vi sinh

Sử dụng men vi sinh đối với những trẻ thuộc các trường hợp sau:
Nhóm trẻ có nguy cơ mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột và cơ chế miễn dịch kém. Nghĩa là, khi sinh ra các bé không nhận được nhóm vi sinh từ mẹ do sinh mổ (không sinh ra từ đường dưới), thường là các bé sinh mổ, sinh non hoặc nhóm trẻ sinh đôi.
Men vi sinh  rất tốt cho trẻ gặp rắc rối về vấn đề tiêu hóa

Nên bổ sung men vi sinh cho những trẻ có nguy cơ mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột và cơ chế miễn dịch kém. Nghĩa là khi sinh ra các bé không được nhóm vi sinh từ mẹ do sinh mổ, những bé sinh non hoặc nhóm sinh đôi.
Các mẹ cũng biết trẻ sinh ra bị nhẹ cân sẽ không thể bắt nhịp tăng trưởng tốt khi 6 tháng tuổi, hoặc thường xuyên mắc cácbệnh viêm nhiễm do vi khuẩn. Điều này sẽ làm tăng nguy cơ mất cân bằng vi sinh ở đường ruột của trẻ, nơi đảm nhận phần lớn hệ miễn dịch của cơ thể bé.

3. Nguyên tắc khi sử dụng men vi sinh

Không pha men vi sinh vào nước, cháo hay sữa còn nóng

Không pha men vi sinh vào cháo nóng

Bởi vì men vi sinh rất dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao hoặc tương đối cao. Vì vậy nếu như pha men vi sinh vào nước, cháo hoặc sữa còn nóng sẽ làm giảm hoạt lực của men vi sinh. Bởi khi này các vi khuẩn có lợi trong men vi sinh sẽ bị tiêu diệt đáng kể, làm giảm hiệu quả khi sử dụng.

Cho trẻ uống riêng biệt men vi sinh và thuốc kháng sinh

Nếu bác sĩ kê đơn cho trẻ vừa uống kháng sinh, vừa bổ sung men vi sinh thì tốt nhất, phụ huynh nên tách riêng hai loại này ra, không nên cho trẻ uống cùng lúc để tránh làm mất tác dụng của men vi sinh. Tốt nhất phụ huynh nên cho trẻ uống men vi sinh sau khi cho trẻ uống thuốc kháng sinh ít nhất 30 phút. 

Không tự ý sử dụng men vi sinh cho trẻ

Mặc dù khi đi qua đường tiêu hóa từ dạ dày xuống ruột non, môi trường axit ở dạ dạ dày có thể tiêu diệt nhiều vi khuẩn có lợi. Kết quả số lượng vi khuẩn có lợi còn sống sót đến khi có mặt ở đường tiêu hóa giảm đi đáng kể. Do đó việc sử dụng men vi sinh co trẻ cần đảm bảo liều lượng đầy đủ do bác sĩ chỉ định, mẹ không nên tự ý bổ sung men vi sinh cho trẻ.


Xem thêm:

Thứ Hai, 29 tháng 1, 2018

Trẻ béo phì vẫn có thể bị suy dinh dưỡng, mẹ đã biết?

Hiện nay tình trạng béo phì ở trẻ ngày càng gia tăng, điều đáng chú ý rằng trong số đó, trẻ béo phì vẫn bị suy dinh dưỡng. Mới nghe thì có vẻ nghịch lý, nhưng khoa học đã chứng minh trẻ béo phì vẫn có nguy cơ suy dinh dưỡng. Hãy cùng Chăm sóc bé yêu tìm hiểu về vấn đề này nhé!

1. Béo phì và suy dinh dưỡng ở trẻ

Béo phì

Một đứa trẻ được xem là béo phì, hay nặng cân quá khi nó nặng hơn mức trung bình so với chiều cao và độ tuổi từ 20% trở lên. Cách tốt nhất để xem trẻ có béo phì hay không là nhìn hai cánh tay và bắp đùi đứa trẻ. Nếu có những cuốn mỡ ngấn lên thì khả năng đứa trẻ là béo phì.

Trẻ thừa cân, béo phì

Bệnh béo phì ở trẻ em có nguyên nhân trước tiên là do yếu tố di truyền bẩm sinh, nguy cơ mắc chứng béo phì ở trẻ em tăng gấp 4 lần nếu một trong hai cha mẹ của trẻ bị béo phì và sẽ tăng gấp 8 lần nếu cả hai đều béo phì. Căn bệnh béo phì cũng có thể có nguồn gốc tâm lý. Một em bé lúc đầu “ốm yếu” có thể được hưởng một sự bù đắp, bồi dưỡng bằng một sự ăn uống, tẩm bổ quá mức, kéo dài... coi như một sự tăng cường thể chất... có thể dẫn trẻ đến béo phì. Một nguyên nhân rất quan trọng nữa là sự thiếu hoặc ít hoạt động thể lực, gây ra sự tồn đọng các chất sinh nhiệt lượng các bu- ran dư thừa, tích lại dưới dạng các khối mỡ. Vấn đề này thường thấy ở các trẻ em suốt ngày gắn mình vào tivi, máy vi tính... Cuối cùng là thói quen ăn uống thiếu khoa học của gia đình đóng một vai trò rất quan trọng: các bữa ăn quá thịnh soạn, quá nhiều món thịt, cá, sơn hào, hải vị... 

Suy dinh dưỡng

Suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể không được cung cấp đầy đủ năng lượng và chất đạm cũng như các yếu tố vi lượng khác để đảm bảo cho cơ thể phát triển. Đây là tình trạng bệnh lý hay gặp ở trẻ nhỏ dưới 3 tuổi.
Trẻ biếng ăn có nguy cơ suy dinh dưỡng cao

Nguyên nhân chính gây suy dinh dưỡng ở trẻ chính là thiếu chất dinh dưỡng do cơ thể không thể dung nạp hay không được bổ sung chất dinh dưỡng đầy đủ. Đối với những bố mẹ không có thời gian, quan tâm chăm sóc nhiều tới con cái, việc ăn uống của trẻ đương nhiên cũng không được đảm bảo chất dinh dưỡng cần thiết. Đây chính là nguyên nhân quan trọng và thường gặp nhất khiến trẻ bị suy dinh dưỡng. Nuôi trẻ không đúng phương pháp khi mẹ thiếu hoặc mất sữa, cho trẻ ăn bổ sung không đúng cả về số lượng và chất lượng hay do trẻ ốm đau kéo dài, gia đình không có điều kiện kinh tế,...cũng là những nguyên nhân phổ biến

2. Tại sao trẻ bị béo phì vẫn có thể bị suy dinh dưỡng?

Suy dinh dưỡng ở trẻ em thực chất có 3 dạng: Thể phù, thể teo đét và thể phối hợp. Trong đó thể teo đét là phổ biến nhất khiến người ta dễ lầm tưởng rằng trẻ suy dinh dưỡng luôn luôn có thân hình gầy gò, ốm yếu.
Thực chất thể phù chính là biểu hiện của trẻ béo phì bị suy dinh dưỡng. Nhìn bên ngoài trông có vẻ trẻ rất "béo tốt" khỏe mạnh nhưng thực chất rất có thể trẻ đang bị thiếu calci, thiếu vitamin D, thiếu máu, thiếu sắt, còi xương…
Đồng hồ sinh hoạt và ăn uống của trẻ thừa cân béo phì và trẻ phát triển ổn định

Chế độ ăn cho bé đóng góp một phần quan trọng trong việc gây nên tình trạng suy dinh dưỡng thể bụ. Việc không cho con bú mà thay bằng sữa công thức, nước cháo pha sữa, bột dinh dưỡng… hoặc để bé kiêng khem quá mức khi mắc bệnh là nguyên nhân cơ bản.
Thêm vào đó, khẩu phần ăn của bé thường không được cung cấp đủ chất đạm nhưng vẫn nhận đủ hoặc gần đủ năng lượng từ chất bột đường hay chất béo, sử dụng những loại sữa không phù hợp với thể trạng của bé cũng là lý do đáng kể khác.
Chính vì vậy, dù trẻ có bị béo phì hay không, chúng ta cũng cần xây dựng một thực đơn ăn uống đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể trẻ.
Chăm sóc bé yêu luôn mong con bạn có một sức khỏe tốt và trí tuệ vượt trội!

Xem thêm:


Thứ Hai, 22 tháng 1, 2018

Cho bé ăn dặm bằng đu đủ, mẹ đừng quên

Đu đủ là loại quả không chỉ chứa nhiều dinh dưỡng mà còn rất dễ ăn và dễ tìm. Đối với trẻ đang trong độ tuổi ăn dặm, đu đủ chính là loại quả được các mẹ bỉm sữa lựa chọn hàng đầu
Đu đủ là thực phẩm rất tốt cho trẻ ăn dặm

1. Vì sao nên thêm đu đủ vào thực đơn ăn dặm của bé

Đu đủ tốt cho hệ tiêu hóa của bé


Đu đủ chứa enzyme tốt cho hệ tiêu hóa của bé

Trong đu đủ một loại enzyme có tên là papain, có tác dụng hỗ trợ và bảo vệ cho hệ tiêu hóa của con người, kể cả trẻ nhỏ. Đồng thời, các chất xơ trong đu đủ có khả năng “thu gom” các độc tố gây bệnh trong kết tràng (thành phần chính của ruột già), bảo vệ cho tế bào được khỏe mạnh. Chỉ cần một miếng đu đủ mỗi ngày, bé cũng tránh được táo bón, đầy hơi.

Đu đủ chống viêm nhiễm cho bé 

Đu đủ rất có ích đối với việc chống viêm nhiễm cho bé

Đu đủ có chứa 2 loại hợp chất rất quan trọng là papain và chymopapain. Đây là 2 loại enzyme tiêu hóa protein rất hiệu quả, giúp làm giảm quá trình viêm nhiễm và làm lành các vết thương. Đồng thời, như đã nói ở phía trên, đu đủ chứa rất nhiều vitamin A, C, E và beta carotene, giúp phòng ngừa viêm nhiễm ở mức cao nhất. Công dụng này rất quan trọng với trẻ em, vì trẻ em là đối tượng dễ bị vi khuẩn, vi rút tấn công.

Đu đủ bảo vệ trái tim bé khỏe mạnh

Nhờ các chất chống oxy hóa rất giàu trong loại quả này mà đu đủ có tác dụng ngăn ngừa quá trình oxy hóa cholesterol tạo ra bám vào thành mạch máu và gây tắc nghẽn mạch. Ngoài ra, trong đu đu có chứa nhiều vitamin E, vitamin C. Hai loại vitamin này kết hợp lại, tạo ra một hợp chất có tên là paraoxonase- chất ức chế quá trình tạo ra cholesterol xấu (LDL). Đồng thời, các chất xơ có trong đó có tác dụng làm giảm mỡ máu, còn axit folic có khả năng chuyển hóa homocysteine thành các axit amino cần thiết. Nhờ đó, đu đủ có tác dụng tăng cường sức khỏe tim mạch rất hiệu quả.

Đu đủ rất tốt cho thị lực của bé

Đu đủ giúp cho thị lực của bé phát triển tốt

Vitamin A có trong đu đủ rất nhiều. vitamin A là loại vitamin có công dụng làm cho đôi mắt sáng khỏe hơn. Chính vì vậy, bổ sung đu đủ vào thực đơn ăn dặm cho bé sẽ giúp đôi mắt bé tinh anh, sáng khỏe hơn

Đu đủ mềm, mùi thơm dễ chịu

Đu đủ thịt mềm, dễ nuốt, là thức ăn lí tưởng cho các bé thời kì ăn dặm và kích thích khả năng ăn uống ở trẻ lười ăn.

2. Một số món ăn dặm cho bé từ đu đủ

Đu đủ nạo

Đu đủ nạo cho bé ăn dặm

Gọt sạch vỏ, bổ dọc làm 2 phần, bỏ sạch hột đu đủ. Sau đó lấy muỗng nạo đu đủ chín ở giữa, làm nhuyễn thêm một chút bằng muỗng và cho bé ăn ngay. Ăn đu đủ tươi, chín ngọt là cách rất tốt nhằm giữ nguyên đầy đủ vitamin và cho bé thưởng thức được hương vị thơm ngon.

Sinh tố đu đủ

Gọt sạch vỏ, bỏ hột, cắt đu đủ thành từng miếng nhỏ và cho vào máy xay nhuyễn, thêm một chút sữa tươi hay sữa công thức sẽ thành một loại sinh tố tuyệt ngon cho bé uống. Bạn có thể cho bé uống 1 ly nhỏ sinh tố đu đủ mỗi ngày.

Sữa chua đu đủ, đào (dành cho bé trên 10 tháng)

Bạn cắt đu đủ, đào thành từng miếng bé xíu vừa ăn với con để tập cho bé nhai. Trộn chung đu đủ, đào với sữa chua, bạn sẽ được một món trái cây trộn yaourt thanh mát, dễ ăn và rất tốt cho sức khỏe của con.
Ngoài ra để bé có thể nếm thử những hương vị mới, các mẹ có thể kết hợp đu đủ với những loại thực phẩm khác như các loại quả, rau, thịt, bột yến mạch, sữa chua, táo, lê, khoai lang…
Chăm sóc bé yêu luôn mong các bé có một sức khỏe tốt và trí tuệ thông minh!

Xem thêm: